An Giang họp gấp để tìm giải pháp "gỡ khó" cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Diendandoanhnghiep.vn Ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Ngay sau khi nhận đơn văn bản kêu cứu của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã tổ chức họp gấp với doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp tháo gỡ.

Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo An Giang kêu cứu, trao đổi với phóng viên DĐDN, ông Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết: Ngay sau khi nhận đơn văn bản kêu cứu của doanh nghiệp, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức họp gấp với doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Về quan điểm cũng như tinh thần của An Giang là ủng hộ đề xuất của doanh nghiệp, vì UBND tỉnh An Giang xác định “đây là việc cần làm ngay”.

Theo các doanh nghiệp, với khoảng hơn 300.000 tấn gạo đang phải nằm bất động ở các cảng để chờ xuất khẩu hiện nay, thì ngành lúa gạo Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 tỉ đồng/ngày cho các chi phí, chưa kể đến các phát sinh ngoài mong muốn.

Theo các doanh nghiệp, với khoảng hơn 300.000 tấn gạo đang phải nằm bất động ở các cảng để chờ xuất khẩu hiện nay, thì ngành lúa gạo Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 tỉ đồng/ngày cho các chi phí, chưa kể đến các chi phí phát sinh ngoài mong muốn.

Theo ông Bình, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng, trong đó các doanh nghiệp xuất khẩu gạo An Giang là một ví dụ điển hình và rõ ràng nhất.

Theo phản ánh ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại khu vực ĐBSCL mà phóng viên ghi nhận được, cho thấy: Với khoảng hơn 300.000 tấn gạo đang phải nằm bất động ở các cảng để chờ xuất khẩu hiện nay, thì ngành lúa gạo Việt Nam bị thiệt hại khoảng 50 tỉ đồng/ngày cho các chi phí, chưa kể đến các phát sinh ngoài mong muốn như: chất lượng gạo bị xuống cấp, đối tác nước ngoài khiếu kiện do chậm giao hàng theo hợp đồng.

Trao đổi với báo chí, TS Trần Hữu Hiệp - chuyên gia kinh tế cho rằng, những kiến nghị của các doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp.

Theo TS Hiệp, để giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Chính phủ cần chỉ đạo cho xuất khẩu giải phóng nhanh hàng ùn ứ tại cảng, giảm tổn thất cho doanh nghiệp. Vì xuất khẩu gạo là môi trường kinh doanh, người ta sẽ nhìn cả một chính sách của quốc gia đối với ngành kinh tế mà nó liên quan đến 70% dân số. Những ách tắc vừa qua là một chỉ dấu rất rõ cho thấy cơ chế điều hành xuất khẩu gạo có bất cập, không minh bạch và đầy rủi ro cho giới kinh doanh và người nông dân.

"Tôi đề xuất việc đầu tiên các bộ, ngành, Chính phủ phải giải quyết giải phóng lượng gạo tồn đọng rất lớn tại các cảng Mỹ Thới, An Giang và Cát Lái, TP HCM. Bởi đây là các doanh nghiệp có năng lực, đã ký hợp đồng xuất khẩu và hàng hóa đã có sẵn trên tàu trước khi có lệnh tạm dừng xuất khẩu của Thủ tướng. Việc để lượng hàng hóa ứ đọng tại các cảng doanh nghiệp không chỉ thiệt hại nặng nề do tốn chi phí thuê tàu, lưu kho, bến bãi mà nguy cơ doanh nghiệp còn bị đối tác phạt hợp đồng, gây ảnh hưởng thương hiệu. Cùng với thua lỗ do lệnh tạm dừng xuất khẩu gạo, cộng với ảnh hưởng đợt dịch bệnh COVID-19 thì doanh nghiệp đang bị "cú bồi" khiến họ thật sự khốn khó" -  TS Hiệp nói.

Trước đó, ông Phạm Thái Bình - Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho rằng: Dù Thủ tướng đã cho phép xuất khẩu 400.000 tấn trong tháng 4 nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đang đau đầu bởi số lượng gạo được đăng ký tờ khai thấp hơn nhiều so với số lượng gạo đã đưa đến cảng, chưa kể còn bị "làm khó".

Chẳng hạn sau khi được phép xuất khẩu gạo trở lại, mặt hàng gạo bỗng dưng được hải quan xếp vào "luồng đỏ", tức là phải kiểm tra toàn bộ lô hàng.  Tất cả các container đều phải được đưa vào cân, mở công (container), kiểm tra gạo, đảo gạo… Tiến độ thông quan bị kéo dài, chi phí phát sinh gần 2 triệu đồng/container, chưa kể các chi phí lưu kho vận chuyển từ 24/3 đến nay.

Lấy ví dụ về trường hợp doanh nghiệp bị hủy đơn hàng do chậm trễ giao hàng, ông Bình cho hay: Chúng tôi vừa mới nhận được thư của một đối tác thông báo hủy hợp đồng vì không giao hàng đúng thời hạn. Ngoài việc lấy lại tiền cọc, khách còn đòi bồi thường thêm một khoản tiền lên đến hàng tỉ đồng. Nhưng không riêng chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp khác cũng bị khách hàng yêu cầu hủy đơn hàng, đòi bồi thường. Như vây, trong thời điểm này, nếu tình hình thông quan còn khó khăn và kéo dài, chắc chắn sẽ có thêm khách hàng đòi hủy hợp đồng, đòi bồi thường và họ sẽ chuyển qua mua gạo từ những đối thủ của Việt Nam thay thế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An Giang họp gấp để tìm giải pháp "gỡ khó" cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714483529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714483529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10