An Giang: Sẽ điều chuyển vốn đầu tư công đối với các dự án hấp thụ vốn thấp?

HƯƠNG GIANG - DUY LONG 30/05/2022 00:18

An Giang sẽ xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng hấp thụ vốn, giải ngân nhanh để cuối năm 2022 giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công.

>>Đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế thế nào?

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, với PV Diễn đàn Doanh nghiệp, liên quan đến các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công nhưng không thể giải ngân, giải ngân chậm… ảnh hưởng tới mục tiêu đề ra.

Anh Giang sẽ xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng hấp thụ vốn, giải ngân nhanh để cuối năm 2022 giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công.

Anh Giang sẽ xem xét điều chuyển nguồn vốn đối với các dự án giải ngân thấp sang dự án có khả năng hấp thụ vốn, giải ngân nhanh để cuối năm 2022 giải ngân 100% nguồn vốn đầu tư công.

Sẽđiều chuyển cácdự án hấpthụ vốn thấp

Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án đang được An Giang đặc biệt quan tâm. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, An Giang áp dụng hàng loạt giải pháp đối với chủ đầu tư và các sở, ngành.

Cụ thể, các sở, ngành sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các hồ sơ thủ tục phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi công- dự toán; tháo gỡ khó khăn do thay đổi quy mô, thiết kế kỹ thuật công trình…Bên cạnh đó, tăng cường đôn đốc, hướng dẫn thực hiện quyết toán vốn dự án hoàn thành, đặc biệt các dự án tồn đọng chậm phê duyệt dự toán. Đặc biệt, các sở Tài chính, Xây dựng theo dõi, cập nhật giá vật liệu xây dựng, đảm bảo khi công bố phù hợp với giá thực tế thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho các dự án, nhà thầu.

“An Giang xác định việc đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án là nhiệm vụ quan trong

“An Giang xác định việc đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án là nhiệm vụ quan trong.

“An Giang xác định việc đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các dự án là nhiệm vụ quan trong. Vì vậy, UBND Tỉnh thường xuyên chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung triển khai và có kế hoạch chi tiết từng giai đoạn thực hiện và giải ngân vốn các dự án. Đặc biệt, đối với các dự án lớn thường xuyên theo dõi, đôn dốc để tiến trình thực hiện đúng như kế hoạch góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế” – ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, đối với các dự án chuyển tiếp chủ đầu tư phải làm việc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ thi công. Các dự án mới, tỉnh cũng đốc thúc hoàn thiện các hồ sơ thủ tục, sớm đấu thầu để khởi công xây dựng.

Liên quan đến nút thắt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, ông Bình cho rằng, An Giang chỉ đạo các chủ đầu tư tích cực phối hợp với các huyện thị, thành phố, các đơn vị liên quan và Tổ công tác xử lý khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tập trung tháo gỡ, xử lý các khâu duyệt phương án bồi thường, chi trả và vận động người dân bàn giao mặt bằng. Và chậm nhất đến ngày 30/7/2022 các dự án khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng phải được giải quyết để triển khai thi công.

Song song với các giải pháp quyết liệt, tỉnh Anh Giang cũng sẽ xem xét và kiên quyết điều chuyển nguồn vốn các dự án giải ngân thấp, chậm sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt; Tập trung giải ngân nhanh đối với các dự án trọng điểm, hướng đến mục tiêu cuối năm 2022 giải ngân 100% nguồn vốn công đã được bố trí trong kế hoạch – ông Bình nhấn mạnh.

 >>Gỡ vướng giải ngân vốn đầu tư công

Nút thắt giải phóng mặt bằng…

Đáng chú ý, theo báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, tính đến cuối tháng 4/2022 tỉnh An Giang đạt tỷ lệ giải ngân 12,15% kế hoạch vốn đã giao. Và mặc dù con số này cao hơn 1,75% so với cùng ký năm 2021. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư con số trên vẫn thấp hơn so với yêu cầu. Bởi năm 2022, tổng kế hoạch đầu tư công tỉnh An Giang hơn 5.267 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương hơn 1.768 tỷ đồng và nguồn ngân sách địa phương 3.499 tỷ đồng. Kế hoạch vốn ngân sách tỉnh có tổng cộng 154 dự án khởi công mới, chiếm 73% số lượng dự án. Các dự án này đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư như thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ thiết kế dự toán, tổ chức lựa chọn nhà thầu. Do đó, nhóm dự án này chưa có thanh toán tạm ứng hoặc chưa có nhiều khối lượng để giải ngân.

ông Phạm Minh Tâm- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, cho biết: Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án

Ông Phạm Minh Tâm- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang: Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.

Liên quan tới những khúc mắc làm ảnh hưởng tới kế hoạch giải ngân, ông Phạm Minh Tâm- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, cho biết: Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Về các hồ sơ thủ tục phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Sở sẽ tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư hoàn thiện nhanh nhất.

Hiện tại, tỉnh An Giang có 5 dự án lớn, điển hình vướng mặt bằng. Đó là, Dự án Bệnh viện Sản- Nhi An Giang (khối Nhi 200 giường) nhà thầu chưa đủ mặt bằng hoàn chỉnh do phải chờ Bệnh viện bàn giao. Hiện dự án mới nhận bàn giao 13/14 khối công trình cũ. Với Dự án Nâng cấp tuyến đường liên tỉnh ĐT945 nối từ huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) qua khu vực tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) còn vướng mặt bằng đoạn qua xã tân Lập, huyện Tịnh Biên (20 hộ dân) và đoạn xã Đào Hữu Cảnh huyện Châu Phú (5 hộ dân) vì các hộ dân chưa nhân tiền bồi thường. Các dự án còn lại bao gồm: Kiểm soát lũ vùng Tây Sông Hậu (chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng); Kè chống sạt lở bờ sông Hậu bảo vệ TP.Long Xuyên (còn vướng 10 hộ dân); Tiểu dự án Tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước cho vùng thượng nguồn sông Cửu Long thuộc Dự án WB9 (còn 30 hồ dân chưa nhận tiền đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng và 13 hộ dân chưa phê duyệt phương án bồi thường) – ông Tâm cho hay.

Có thể bạn quan tâm

  • Tam Đường (Lai Châu): Phát huy tối đa hiệu quả đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng

    09:24, 29/05/2022

  • Hải Phòng: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công chậm

    00:45, 28/05/2022

  • Quảng Bình quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

    00:54, 26/05/2022

  • Kiên Giang: Ì ạch giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án hạ tầng giao thông?

    05:02, 20/05/2022

  • Đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế thế nào?

    04:00, 06/05/2022

  • Giải phóng mặt bằng là vướng mắc số 1 trong đầu tư công

    12:27, 04/05/2022

  • Thành lập 6 Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

    22:00, 02/05/2022

  • Gỡ vướng giải ngân vốn đầu tư công

    11:03, 30/04/2022

  • Thủ tướng: Quyết liệt tháo gỡ vướng mắc về thể chế đầu tư công

    17:07, 04/04/2022

  • Giải pháp đưa vốn đầu tư công vào nền kinh tế hiệu quả

    04:00, 08/04/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
An Giang: Sẽ điều chuyển vốn đầu tư công đối với các dự án hấp thụ vốn thấp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO