“Ẩn họa” từ tư bản dữ liệu

Diendandoanhnghiep.vn Những đế chế công nghệ lớn nhất hiện nay như Facebook, Alibaba, Google… đã và đang gây ra những mối lo phi truyền thống ở phạm vi toàn cầu.

Chính vì vậy, cả Mỹ, Trung Quốc… đã và đang ra tay nhằm giảm thiểu sự lộng hành của các đế chế này.

 Mỹ cũng đang lo ngại trước quyền lực ngày càng lớn của Facebook, Google, Amazon...p/Ceo Facebook điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP

Mỹ cũng đang lo ngại trước quyền lực ngày càng lớn của Facebook, Google, Amazon... Ceo Facebook điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: AFP

Không chấp nhận “thời đại Jack Ma”

Một thập kỷ trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của khu vực tư nhân, điển hình như Alibaba, Tencent, Meituan-Dianping, Pinduoduo và JD.com. Tổng giá trị của 5 “siêu” doanh nghiệp này bằng 1/2 GDP của Trung Quốc năm 2019.

Ở Trung Quốc, Jack Ma là thần tượng có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, lối sống của hàng trăm triệu thanh niên trẻ, thậm chí trên mạng xã hội Weibo đã xuất hiện thuật ngữ “thời đại Jack Ma”. Điều này khiến giới chức Trung Quốc bày tỏ quan ngại và đính chính “không có cái gọi là thời đại Jack Ma, mà chỉ có thời đại trong đó có Jack Ma”.

Cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra hồi giữa tháng 11/2020, ông Tập Cận Bình đã chỉ đạo cần tăng cường nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn mở rộng ảnh hưởng gây mất trật tự. Đặc biệt có một số khía cạnh mà ông Tập Cận Bình nhấn mạnh là “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị” và “an ninh của quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị”.

Chỉ đạo nói trên của ông Tập Cận Bình có nghĩa, sự phát triển quá nóng của Alibaba nói riêng và kinh tế tư nhân Trung Quốc nói chung đã khiến giới lãnh đạo nước này quan ngại. Một trong những nỗi lo nhãn tiền là các doanh nghiệp tư nhân này đã và đang trở thành “đối trọng” với quyền lực Nhà nước, nắm giữ quá nhiều dữ liệu công dân, tác động trực tiếp đến tư tưởng của giới trẻ.

Bài toán chung khó giải

Không chỉ Trung Quốc mà Mỹ - nơi được xem là “thành trì” của tự do kinh doanh và phát triển, cũng đang lo ngại trước quyền lực ngày càng lớn của Facbook, Google, Amazon...

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc các gã công nghệ khổng lồ khắp thế giới bị “tuýt còi” không chỉ do bản chất của thể chế, mà chủ yếu do xu thế của thời đại khi không gian Internet ngày nay không còn là thế giới ảo.
Những doanh nghiệp công nghệ nói trên đang biến thành “chủ nghĩa tư bản dữ liệu”, cũng giống như “chủ nghĩa tư bản công nghiệp, ngân hàng, tài chính” từng khuynh đảo thế giới trong thế kỷ 19 và 20.

Trên thực tế, Alibaba, Facebook, Google,… không đơn thuần là chủ thể kinh doanh, mà hiện đang là đầu mối thu thập tất cả những gì liên quan đến con người, tính cách dân tộc, tính chất thể chế và có tác động trở lại rất khủng khiếp.

Nếu như Facebook, Twitter… có thể “góp phần” đánh bại Tổng thống Trump, thì Alibaba cũng có thể làm điều tương tự. Bởi với thời đại 4.0, những công ty này không khác gì “chúa tể bầu trời”.

Các chính phủ không khó triệt tiêu Alibaba hay Facebook, song nếu những đế chế này bị “khai tử”, sẽ kéo lùi sự tiến bộ nhân loại. Hơn nữa, không thế lực nào có thể cản được bánh xe lịch sử, chỉ còn cách thay đổi để thích nghi với nó mà thôi!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Ẩn họa” từ tư bản dữ liệu tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713958175 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713958175 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10