An sinh xã hội và giải pháp "níu chân" người lao động

Diendandoanhnghiep.vn Khi dịch COVID-19 bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam thì bức tranh về dòng người di cư về quê trong suốt những ngày qua đã phản ánh bao nhiêu câu chuyện, không ít vấn đề không thể bỏ qua.

Chưa kể, vấn đề an sinh xã hội bền vững được xem là “mấu chốt” rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong bối cảnh hậu thời kỳ dịch COVID-19 cũng đang là bài toán đặt ra đối với từng địa phương trong bối cảnh hiện nay.

Tiền đề để định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hơi vẫn là nhân tố con người. Đây được xem là yếu tố quyết định tới hướng đi, hiệu quả của từng cơ chế, chính sách khi được áp dụng vào thực tiễn của mỗi địa phương mà Đảng và Nhà nước đang quan tâm, chỉ đạo.

Sự năng động về cơ chế điều hành, lãnh đạo và áp dụng các chủ trương, chính sách thông thoáng, sát thực tế, được cộng đồng người dân, doanh nghiệp quan tâm, hưởng ứng cũng là “mắt xích” quan trọng để tạo ra tăng trưởng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.

Đó cũng là một trong những yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đặt lên hàng đầu trước khi triển khai đầu tư, thu hút nguồn lao động, đó là thể chế chính sách, cơ chế điều hành của từng quốc gia, vùng lãnh thổ cho tới tỉnh, thành…

Hàng nghìn người đổ xô trở về quê khi dịch COVID-19 bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam thì bức tranh về phân bổ nguồn lao động thực sự mới thấy rõ nhất

Hàng nghìn người đổ xô trở về quê khi dịch COVID-19 bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam thì bức tranh về phân bổ nguồn lao động thực sự mới thấy rõ nhất

Vì sao hàng nghìn, thậm chí hàng triệu lao động trên địa bàn cả nước, trong đó phần lớn là các tỉnh, thành miền Trung đổ về Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…hàng năm để làm việc, sinh sống? Bởi ở đó là thị trường việc làm rộng mở, đa dạng và tập trung nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, xí nghiệp với nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn lao động.

Và, quan trọng hơn hết là công tác thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, hạ tầng cơ sở đảm bảo, vị thế kinh tế chiến lược, cơ chế chính sách thông thoáng, nên trong gần 20 năm trở lại đây, các tỉnh, thành nói trên được nhiều “đại bàng” về “làm tổ”. Quy mô đầu tư lớn, nhu cầu sử dụng lao động nhiều nên công dân ở các địa phương đổ dồn về đây là lẽ tất yếu.

Họ chấp nhận “ly hương” vì nếu bám trụ tại quê nhà thì bao đời vẫn không thể thoát được vòng luẩn quẩn đói nghèo, thiếu việc làm. Chính vì vậy, dải đất miền Trung gần 20 năm nay vẫn là nơi cung ứng lao động cho các tỉnh phía Nam.

Nói như vậy để thấy rằng, dải đất miền Trung chưa thể “níu chân” được người lao động ở lại cũng một phần do chưa thể có được điều kiện cần và đủ như các tỉnh phía Nam. Không hẳn do địa thế ở miền Trung có thời tiết khắc nghiệt, hạ tầng lạc hậu mà có cả phần cơ chế điều hành, chính sách thu hút đầu tư vẫn chưa thực sự “cởi trói” được cho doanh nghiệp.

Trong những năm qua, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương đặc biệt quan tâm tới vấn đề quy hoạch, định hướng chi tiết để phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền Trung. Thậm chí, nhiều tỉnh, thành đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ ban hành riêng hẳn Nghị quyết, Quyết định…để tạo điều kiện tối đa cho các tỉnh, thành ở đây khắc phục khó khăn, nâng cao vị thế của mình trong bức tranh phát triển kinh tế chung của đất nước.

Thế nhưng, vẫn có những nhà đầu tư cho rằng phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện được hồ sơ thủ tục pháp lý. Vẫn còn những thủ tục rườm rà, phức tạp vẫn chưa được rút gọn, đồng bộ, tạo rào cản cho môi trường thu hút đầu tư.

Tạo môi trường thu hút đầu tư thông thoáng, chặn tình trạng

Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, chặn tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh" sẽ "ghi điểm" rất nhiều từ doanh nghiệp khi vào địa phương đầu tư, sản xuất kinh doanh

Điều này mà ngay cả khi dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 được tổ chức tại TP Vinh vào sáng 17/10/2020, lúc bấy giờ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước) cũng đã cho rằng, địa phương muốn trở thành tỉnh khá thì cần tháo gỡ chuyện “xã thì hiền, huyện không có quyền; Tỉnh mở, sở thì thắt lại”.

Người đứng đầu Chính phủ đã nói thẳng với Nghệ An ngay tại thời điểm đó để thấy rằng câu chuyện “trên thông, dưới tắc” mà địa phương này đang xảy ra tình trạng như vậy thì làm sao để phát triển nhanh, bền vững và sớm trở thành tỉnh khá của cả nước?

Ở góc độ nào đó, tình trạng này vẫn còn diễn ra trên địa bàn các tỉnh miền Trung thì tình trạng người lao động phải “tha hương” sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Chính vì vậy, với hàng triệu lao động miền Trung đã tập trung vào các tỉnh, thành phía Nam và khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng chục nghìn lao động/tỉnh, thành đã phải vội vàng về quê tránh dịch thì bức tranh kinh tế - xã hội để hiện lên rất rõ.

Chấm dứt câu chuyện “tỉnh mở, sở thì thắt lại” để cải thiện môi trường thu hút đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng cho sản xuất kinh doanh chính là “nút thắt” để ổn định an sinh xã hội, giúp người dân không còn cảnh “ly hương” tứ phương tìm kiếm việc làm trong thời gian qua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An sinh xã hội và giải pháp "níu chân" người lao động tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713616965 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713616965 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10