An toàn thông tin và mối lo toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Tại Việt Nam, trong vài năm trở lại đây việc ứng dụng CNTT đã dần đóng vai trò quan trọng và hết sức cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào, song bên cạnh đó là những hệ lụy về thực trạng an toàn, an ninh thông tin với diễn biến phức tạp, khó lường.

Có thể thấy, chính sự kết nối thường trực đến từ các thiết bị xung quanh với mạng lưới Internet đã tạo ra những nguy cơ, rủi ro, gây mất an toàn thông tin diện rộng và có diễn biến ngày một gia tăng.

Mỗi năm có hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn

Mỗi năm có hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn

Từ cá nhân đến các công trình quốc gia

Theo thống kê đến cuối năm 2017, Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có nhiều người sử dụng mạng xã hội nhất trên thế giới (mà chủ yếu là Facebook).

Được biết, theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến cuối năm 2017, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được khoảng gần 6.500/7.500 clip xấu độc trên trang YouTube vi phạm pháp luật Việt Nam; Facebook đã gỡ bỏ 670/5.000 tài khoản giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực. Ngoài ra, các cuộc tấn công mạng cũng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, trong 2 tháng đầu năm 2018 đã có hơn 1.500 sự cố tấn công mạng nhằm vào Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo triển lãm Quốc gia về An ninh bảo mật 2018 (Security World) được tổ chức ngày 5/4, Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an thì trong năm 2017 cho biết, Việt Nam đã phải đối diện với 3 vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin lớn mà trong đó, đáng chú ý là việc hàng loạt các cuộc tấn công mạng diễn ra với quy mô lớn, cường độ cao nhắm vào các lĩnh vực trọng yếu cũng như các công trình quan trọng của quốc gia.

Đại đa số các cuộc tấn công này đều diễn ra thông qua hạ tầng truyền dẫn vật lý như trục truyền dẫn quốc tế, trục truyền dẫn nội bộ quốc gia và hạ tầng dịch vụ lõi. Hơn nữa, hầu hết các cuộc tấn công không còn diễn ra một cách tự phát, đơn lẻ mà đã trở thành những chiến dịch, có hệ thống, quy mô lớn.

Tấn công mạng là là vấn đề nhức nhối đã và đang gây ảnh hưởng tới người dùng mạng

Tấn công mạng là vấn đề nhức nhối đã và đang gây ảnh hưởng tới người dùng mạng

Đặc biệt, việc bị lộ bí mật nhà nước, lộ thông tin cá nhân của người dùng Internet đang có những diễn biến hết sức đáng lo ngại trong thời gian qua, không chỉ riêng tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, điển hình là vụ Facebook để lọt dữ liệu cho một công ty thứ 3 khai thác trái phép liên quan tới 80 triệu tài khoản - chứ không phải 50 triệu như công bố ban đầu; đồng thời cho rằng môi trường mạng xã hội còn đối mặt với sự thiếu lành mạnh, nhiễu loạn thông tin, gây nhiều thiệt hại cho các tổ chức cá nhân.

“Từ đó, hàng nghìn thông tin, hình ảnh có nội dung sai lệch, xấu độc, dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực, khủng bố tinh thần, lừa đảo được phát hiện, phát tán tự do trên không gian mạng. Đây là vấn đề nhức nhối đã và đang gây ảnh hưởng tới người dùng mạng,"… Cục trưởng Hoàng Phước Thuận nhấn mạnh.

Đồng thời, qua vụ việc đã "gióng một hồi hồi chuông cảnh báo" không chỉ đối với các cơ quan quản lý, mà phần nào tác động mạnh tới nhận thức của mỗi người Việt Nam - vốn từ lâu đã không mấy quan tâm tới vấn đề này.

Là mối lo toàn cầu

Theo nhận định của ông Nguyễn Trọng Đường – Giám đốc Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Quốc gia (VNCERT), tình trạng lây nhiễm mã độc cũng trở nên đáng lo ngại. Các mã độc ngày càng tinh vi, phức tạp, đặc biệt là những mã độc đa mục đích, vừa mã hóa dữ liệu, vừa tống tiền, vừa ăn cắp dữ liệu. Điển hình như mã Wannacry, giữa năm 2017, mã độc Wannacry đã tấn công gần 250 doanh nghiệp Việt Nam, gây nhiều thiệt hại.

Các số liệu thống kê cho thấy tính đến tháng 7/2017, có tổng cộng 6.303 vụ tấn công mạng trong 6 tháng đầu năm 2017. Việt Nam giảm 25 bậc, xếp hạng 100/193 về khả năng đảm bảo an ninh trên thế giới. Tháng 12, Việt Nam hứng chịu mã độc đào Bitcoin lây lan hơn 23.000 máy tính. Thiệt hại ghi nhận từ các vụ việc này cũng tăng 18,27% so với 2016, chạm mốc 12.300 tỷ đồng.

Sang năm 2018, Việt Nam tiếp tục lọp top 5 quốc gia bị tấn công DDoS nhiều nhất, theo Kaspersky Lab, khi có tới 170 website bị tấn công chỉ trong tuần nghỉ lễ Tết Nguyên Đán.

Trước vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Hải – Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông cho rằng, các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung vào các lỗ hổng, các điểm yếu của các thiết bị IoT mà điển hình là các camera giám sát, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho chính phủ, đặc biệt là khi triển khai các dự án chính phủ điện tử hay thành phố thông minh.

Được biết, hiện nay Việt nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cũng như kiểm soát các thiết bị IoT - vốn được cho là nền tảng cốt lõi cho Cuộc cách mạng 4.0, nhưng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật vì có nguồn tài nguyên hạn chế, lại ít được cảnh giác bởi đa số người dùng, tổ chức.

Từ đó thấy được việc phòng chống tấn công mạng, tội phạm mạng và ứng phó với những nguy cơ mới do đó đã trở thành mối lo toàn cầu, được nhiều quốc gia xác định là nội dung cốt lõi trong bảo vệ, phát triển đất nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An toàn thông tin và mối lo toàn cầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714349271 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714349271 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10