Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt mùa hè nhằm độc chiếm ngư trường ở Biển Đông và thách thức luật pháp quốc tế.
>>Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương "cấm đánh bắt cá ở Biển Đông" của Trung Quốc
Trung Quốc đã đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè bắt đầu từ ngày 1/5 và kéo dài 3 tháng. Khu vực cấm đánh bắt cá nằm ở vùng biển phía bắc vĩ độ 16 trên Biển Đông, gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.
Thực tế, từ năm 1999, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực, Trung Quốc hàng năm đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông với phạm vi từ vĩ tuyến 12 về phía bắc sẽ chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á khác trong đó có Việt Nam.
Trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 của nhiều năm qua, Trung Quốc luôn đơn phương đưa ra lệnh cấm đánh bắt phi pháp ở Biển Đông. Với đội tàu cá có hơn 4 triệu thuyền viên thuộc hàng lớn nhất thế giới, Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt là nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững và cải thiện hệ sinh thái ở Biển Đông.
>>Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị!
>>Hội nghề cá phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông
Thoạt đầu nghe có vẻ là yêu môi trường, cao đẹp đấy, nhưng thực tế đó chỉ là cách nhìn nhận một chiều từ phía Trung Quốc, chỉ phục vụ cho ý đồ muốn tỏ ra Trung Quốc chính là chủ nhân, là quốc gia nắm quyền tại Biển Đông.
Thậm chí, cả thế giới đều biết rằng “luật” mà Trung Quốc đưa ra chỉ có giá trị đối với gã hàng xóm tham lam và ngư dân của họ mà thôi, chứ không thể áp dụng đối với ngư dân các nước, trong đó có Việt Nam.
Bởi Trung Quốc đâu phải là ông chủ ở Biển Đông, khu vực này cũng chẳng phải là “ao làng” Bắc Kinh và cũng không có luật pháp quốc tế nào công nhận điều đó. Nên không quá khi nói đây cũng là một trong số “những mưu hèn kế bẩn”, là kịch bản của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông, những mưu đồ được Trung Quốc toan tính từ bao đời nay.
Tuy nhiên, với lệnh đánh bắt cá này, hiện có nhiều lo ngại về tình hình Biển Đông hiện nay, bởi Trung Quốc đã thông qua luật Hải cảnh mới, trao nhiều quyền hạn, kể cả quyền nổ súng cho hải cảnh Trung Quốc.
Theo giới quan sát quốc tế, thông qua lệnh cấm đánh bắt, chính quyền Trung Quốc muốn chứng tỏ tất cả thực thể bị nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông đều đang nằm trong sự quản lý, kiểm soát nội bộ và không có tranh chấp
Qua đó, Trung Quốc đang cố ý sử dụng sai hoặc lạm dụng hệ thống và nguyên tắc pháp lý để đạt được mục đích chính trị, độc chiếm ngư trường ở Biển Đông, theo nhận định của giới chuyên gia.
Chẳng hạn, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS (Mỹ) cũng chỉ ra rằng các tàu Trung Quốc gây hủy hoại sinh vật biển với hoạt động khai thác sò tai tượng quy mô lớn và nạo vét để xây dựng đảo nhân tạo trái phép ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, phá hủy hơn 161 km2 rạn san hô ở nhiều khu vực trên Biển Đông.
Còn theo Đại tá hải quân Mỹ Christopher Howard Sharman - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Hoover thuộc Đại học Stanford từng nhận định: “Bắc Kinh đang áp dụng luật pháp trong nước để thực thi quy định hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc lẫn nước ngoài. Đây là hành động phi pháp nguy hiểm và khiêu khích”.
Ông Sharman đánh giá Trung Quốc áp đặt luật riêng đối với chuẩn mực chung về hàng hải quốc tế là nhằm thể hiện mức độ kiểm soát hành chính của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông, mở rộng sức ảnh hưởng, thách thức luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) và đe dọa quyền đánh bắt của ngư dân các nước láng giềng.
Có thể nói, Trung Quốc nhìn thấy được ý nghĩa quan trọng trong việc để ngư dân nước họ hiện diện trên Biển Đông trong chiến lược thực hiện mưu đồ của họ.
Có điều, chân lý, lẽ phải luôn thuộc về Việt Nam khi chúng ta luôn nhận được sự ủng hộ từ dư luận quốc tế. Biển của đất nước ta, ta cứ căng buồm giông khơi. Lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển hùng hậu lúc nào cũng sát cánh cùng ngư dân ra khơi bám biển.
Có thể bạn quan tâm
11:31, 08/05/2020
12:00, 04/05/2020
12:00, 26/03/2018
04:30, 24/03/2022
00:01, 22/03/2022
05:00, 22/02/2022
05:00, 17/01/2022
13:54, 06/01/2022