Áp lực kép với doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn rất khó khăn, thì việc ngân hàng đua tăng lãi suất càng tăng thêm áp lực cho doanh nghiệp.

 Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của Doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” do DĐDN tổ chức mới đây tại TP.HCM.

Các diễn giả thảo luận tại Diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của Doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới” do DĐDN tổ chức mới đây tại TP.HCM.

>>> Vốn cho doanh nghiệp

Luật sư Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HuBa) chia sẻ tại Diễn đàn “Chiến lược huy động vốn của Doanh nghiệp” do DĐDN tổ chức mới đây, rằng có 3 tiêu chí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cần đáp ứng để tiếp cận được vốn, nhưng hiện nay họ đều không thể đáp ứng: Hầu hết các SMEs không có tài sản đảm bảo; qua 2 năm đại dịch, SMEs không thể đáp ứng 2-3 năm liền có lãi; Chứng minh khả năng trả nợ trong thị trường bấp bênh là bất khả thi. “Các doanh nghiệp SMEs vì thế đang như bị… khô máu”, Phó Chủ tịch HuBa nói.

Trong khi đó, một nghịch lý là dù không có hạn mức tín dụng để tăng tốc giải ngân vốn vay, các ngân hàng vẫn đang liên tục tăng lãi suất huy động. Techcombank, một ngân hàng có tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao làm giảm chi phí vốn, đã vừa tăng lãi suất tiền gửi cao nhất lên 6,4%/năm, thay vì 5,4%/năm của biểu lãi suất trước. Ngoài ra, một loạt ngân hàng nhóm Big 4, như Vietcombank, Agribank, BIDV, VietinBank cũng đã hoàn tất xong đợt điều chỉnh lãi suất huy động, như một tín hiệu đối với thị trường lãi suất đầu vào.

 >>> Xây dựng Chiến lược huy động vốn: Đa dạng các nguồn vốn cho doanh nghiệp

Thống kê của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng từ 0,8-1 điểm %. Mức tăng 1-1,5 điểm % cho cả năm nay là dự báo được VCBS đưa ra, tức áp lực tăng lãi suất huy đông vẫn còn dồn về cuối năm. Theo đó, áp lực lãi suất đầu vào sẽ dồn ép các ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất cho vay, bao gồm cả khoản vay cũ tùy điều kiện thỏa thuận và các khoản vay mới.

“Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có tỷ lệ phụ thuộc vốn tín dụng rất cao. Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản dù thuận lợi hơn trong tiếp cận tín dụng (do có tài sản đảm bảo), song nếu lãi suất tăng cao thì sẽ tăng chi phí tài chính. Các kênh huy động vốn khác cũng chịu chi phí đắt đỏ hơn mới có thể cạnh tranh.

Hiện tại, lãi suất trái phiếu hiện đã có tín hiệu tăng lên mà người mua vẫn đang rất thận trọng, trong khi thanh khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán vẫn giảm rất thấp, tỷ lệ nghịch với dòng tiền đổ về gửi tiết kiệm ngân hàng, cho thấy áp lực với các doanh nghiệp trong phát hành cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán”, Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Hoàn đánh giá.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp lực kép với doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713973214 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713973214 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10