Áp lực tăng lãi suất cho vay

Hà Anh 11/06/2019 05:01

Trong bối cảnh lạm phát nhích dần và những rủi ro gia tăng với thị trường tài chính khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, sức ép tăng lãi suất cho vay ngày càng lớn.

ưgfewge

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đang được đẩy lên cao

Lãi suất huy động tăng cao

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5/2019 vừa được công bố mới đây của BVSC cho biết, mặt bằng lãi suất huy động từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế của các NHTM vẫn duy trì ở mức cao, đặc biệt là các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên.

Quả vậy, mặt bằng lãi suất huy động hiện nay đang cao hơn 0,5 – 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng đã được hầu hết các nhà băng đẩy lên kịch trần 5,5%/năm. Còn với các kỳ hạn trên 6 tháng do không bị NHNN áp trần nên lãi suất huy động đang neo ở mức khá cao. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng cao nhất hiện nay là 7,4%/năm đang được Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trả cho các khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng. Lãi suất huy động kỳ hạn 9 tháng hiện cao nhất là 7,8%/năm.

Có thể bạn quan tâm

  • “Hết cửa” giảm lãi suất cho vay

    “Hết cửa” giảm lãi suất cho vay

    13:20, 12/05/2019

  • Lãi suất cho vay khó giảm mạnh

    Lãi suất cho vay khó giảm mạnh

    05:01, 22/03/2019

  • Khó giảm lãi suất cho vay trên diện rộng

    Khó giảm lãi suất cho vay trên diện rộng

    05:01, 09/03/2019

  • Vì sao các “ông lớn” giảm lãi suất cho vay?

    Vì sao các “ông lớn” giảm lãi suất cho vay?

    05:01, 02/02/2019

  • Tăng giá các mặt hàng xăng dầu, điện:p/Nguy cơ lạm phát?

    Tăng giá các mặt hàng xăng dầu, điện: Nguy cơ lạm phát?

    14:21, 09/05/2019

  • Cẩn trọng với lạm phát

    Cẩn trọng với lạm phát

    10:45, 17/04/2019

  • Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với tỷ giá nửa cuối năm 2019 là gì?

    Kịch bản tệ nhất có thể xảy ra với tỷ giá nửa cuối năm 2019 là gì?

    11:12, 27/05/2019

  • Áp lực tỷ giá vẫn còn lớn

    Áp lực tỷ giá vẫn còn lớn

    05:01, 22/05/2019

Đặc biệt, nhiều ngân hàng đang trả lãi suất huy động tới 8,5 -8,7%/năm cho các kỳ hạn dài trên 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Trong đó, nhà băng đang giữ ngôi vị dẫn đầu về lãi suất huy động trên thị trường hiện nay là Nam A Bank với mức 8,7% cho kỳ hạn 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Kế đó là các ngân hàng VIB, Vietcapital Bank và TPBank đang trả lãi suất 8,6% cho các kỳ hạn từ 24 tháng trở lên…

Có 3 nguyên nhân chính khiến lãi suất huy động bị đẩy lên cao. Đầu tiên là yêu cầu giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống 40% kể từ đầu năm 2019, nay NHNN lại đang đề xuất kéo tỷ lệ này về còn 30%, đã khiến nhu cầu huy động vốn tăng mạnh, đặc biệt tại các nhà băng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lớn.

Thứ hai là áp lực lạm phát tăng cao sau khi giá điện được điều chỉnh tăng tới 8,36%, giá xăng dầu cũng liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây. Mới đây, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố 2 kịch bản kinh tế năm 2019, trong đó dự báo lạm phát nhiều khả năng lên tới 4- 5%.

Thứ ba là áp lực tỷ giá. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát trở lại đã đẩy USD tăng giá mạnh, khiến CNY trượt dài. Do Mỹ và Trung Quốc là 2 đối tác thương mại lớn của Việt Nam nên diễn biến này của USD và CNY đều tác động mạnh đến tỷ giá, song đều theo cùng một hướng: tăng. Trong bối cảnh đó, để giải tỏa bớt áp lực lên tỷ giá, mặt bằng lãi suất VND cần phải duy trì ở mức cao.

Khó giảm phụ thuộc vốn tín dụng

Trong bối áp lực tăng lãi suất cho vay gia tăng, một vị chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nên tính toán cẩn trọng về tính khả thi, hiệu quả của các dự án trước khi triển khai. “Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng, doanh nghiệp không nên sử dụng tỷ lệ đòn bẩy ở mức quá cao, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ dòng tiền để tránh nguy cơ thua lỗ”, vị này khuyến cáo.

Liên quan đến ý kiến doanh nghiệp nên đẩy mạnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu để huy động vốn, giảm phụ thuộc vào nguồn tín dụng ngân hàng, vị chuyên gia trên cho rằng, đó là một giải pháp mà doanh nghiệp cần phải tính tới, nhất là trong bối cảnh ngân hàng đang có xu hướng siết chặt lại tín dụng trung và dài hạn. “Tuy nhiên, cái khó là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được với các kênh vốn này”, vị chuyên gia ngân hàng trên cho biết.

Hiện nay, việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu cũng không dễ khi trong nhiều tháng nay, thanh khoản trên thị trường chứng khoán luôn duy trì ở mức thấp, thị trường liên tục điều chỉnh.

Trong khi việc phát hành trái phiếu cũng vậy, để có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, các tổ chức phát hành thường phải là các công ty có quy mô lớn, có năng lực tài chính, có uy tín trên thị trường và phải chứng minh được dòng tiền trả nợ…Ngoài ra, việc minh bạch thông tin doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc. Chưa kể, hiện lãi suất trái phiếu cũng không hề thấp, và lãi suất càng cao nếu doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ. Đơn cử mới đây, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) công bố sẽ phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu có lãi suất 12%/năm và 14,45%/năm. Đó là chưa kể chi phí tư vấn, bảo lãnh phát hành…

Cũng chính bởi vậy, hiện chỉ có những doanh nghiệp có quy mô lớn mới nghĩ tới chuyện phát hành trái phiếu. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ vẫn sống dựa vào nguồn vốn tín dụng. Vì lẽ đó, theo Bộ Tài chính đến hết năm 2018, quy mô thị trường trái phiếu đạt khoảng 39,12% GDP, trong khi quy mô tín dụng lên tới 133% GDP.

“Hiện tín dụng ngân hàng vẫn là kênh vốn chủ yếu của đa phần doanh nghiệp. Vì vậy, NHNN nên cân nhắc với tất cả các điều chỉnh chính sách để không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, vị chuyên gia trên khuyến nghị.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp lực tăng lãi suất cho vay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO