Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook?

NGUYỄN CHUẨN 30/11/2023 03:00

Dù còn sung sức và nhạy bén, nhưng Tim Cook, CEO hiện tại của Apple vẫn đang đào tạo một số ứng viên tiềm năng vì ông muốn có người kế nhiệm nội bộ tại gã khổng lồ công nghệ.

>>>Cuộc chiến công nghệ AI: “Đừng đùa” với Apple

Mới đây, tình trạng hỗn loạn xảy ra tại công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, OpenAI sau khi người sáng lập Sam Altman bị sa thải và trở lại ngay sau đó là một bài học lớn cho các doanh nghiệp về một điều gì đó có thể sẽ xảy ra khi kế hoạch kế nhiệm người lãnh đạo không được vạch ra một cách cụ thể.

OpenAI sau khi người sáng lập Sam Altman bị sa thải và trở lại.

OpenAI trở nên hỗn loạn khi người sáng lập Sam Altman bị sa thải gần đây.

Tuy nhiên, điều đó có lẽ chỉ đúng với các công ty non trẻ và thiếu kinh nghiệm quản lý như OpenAI. Với một công ty tầm cỡ như kiểu Apple, mọi thứ dường như sẽ không thể xảy ra.

“Chúng tôi là một công ty tin tưởng vào việc xây dựng kế hoạch kế nhiệm, chúng tôi luôn có kế hoạch kế nhiệm rất chi tiết bởi có thể sẽ có rất nhiều điều không thể đoán trước xảy ra. Tôi có thể bước sai đường vào ngày mai”, CEO Tim Cook cho biết.

Theo tiết lộ của Apple, ít nhất trong vài năm tới, Tim Cook, người mới chỉ 63 tuổi, dự định sẽ tiếp tục nắm quyền. Nhưng, trong bối cảnh đó, người thay thế ông, hay nói đúng hơn là những người có thể thay thế Cook, vẫn đang được Apple chuẩn bị một cách sẵn sàng. Và theo một thông tin từ Tim Cook, CEO tiếp theo của Apple sẽ là một sự lựa chọn nội bộ.

Trên thực tế, Apple vẫn luôn đi theo con đường đó, họ gần như là hướng nội. Công ty có tuổi đời lên tới 47 năm này đã có đến 6 vị CEO khác nhau trong lịch sử nhưng chỉ có vài người đầu tiên được đưa vào từ bên ngoài.

Người đầu tiên trở thành lãnh đạo của gã khổng lồ công nghệ ngày nay là Michael Scott, giám đốc sản xuất tại National Semiconductor, người đã được nhà đầu tư của Apple, Mike Markkula đưa về năm 1977.

Mặc dù Michael Scott được Mike Markkula thuyết phục đảm nhận vị trí CEO vì những người đồng sáng lập Steve Jobs và Steve Wozniak bị coi là quá thiếu kinh nghiệm vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông lại là một người gây ra một vụ việc rúng động khi đã sa thải một lúc 40 nhân viên trong nhóm kỹ sư Apple II vào một ngày mà được nội bộ Apple gọi là “Thứ Tư Đen” - Thứ Tư, ngày 25 tháng 2 năm 1981 và sau đó tự bỏ việc.

Người thứ hai đảm nhiệm vị trí CEO của Apple không phải ai khác chính là Mike Markkula, nhà đầu tư thiên thần của “Táo khuyết”. Trước khi trở thành CEO thứ hai của Apple, Mike Markkula là nhà đầu tư và chủ tịch đầu tiên của công ty. Năm 1977, ông rót 250.000 USD để trở thành chủ sở hữu 1/3 của Apple và là nhân viên thứ ba của công ty, sau hai nhà sáng lập. 

Tiếp đó vào năm 1983, John Sculley, chủ tịch trẻ nhất của Pepsi đã được Mike Markkula chiêu mộ để đảm nhận vị trí CEO vì Steve Jobs khi đó vẫn còn quá thiếu kinh nghiệm để lãnh đạo. Tuy nhiên, Jonh Sculley và Jobs không hợp nhau và mỗi người đều cố gắng loại bỏ người kia. Sculley giành được sự ủng hộ của hội đồng quản trị Apple và Jobs rời công ty. Sculley đã hoạt động tốt trong vài năm, nhưng sau quý đầu tiên đáng thất vọng vào năm 1993, hội đồng quản trị công ty đã loại bỏ Jonh Sculley.

Cho đến năm 1993, Michael Spindler, người gia nhập Apple ở Châu Âu vào năm 1980, đã đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Apple khi Sculley bị sa thải. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau đó Michael Spindler đã phải nhường chiếc ghế nóng cho Gilbert Frank Amelio, người cũng xuất thân từ National Semiconductor vào năm 1996.

Apple luôn cho thấy họ có sựu lựa chọn kỹ càng trong việc bổ nhiệm người đứng đầu công ty.

Apple luôn cho thấy họ có sựu lựa chọn kỹ càng trong việc bổ nhiệm người đứng đầu công ty.

Sau đó, nhà sáng lập Apple Steve Jobs đã trở lại vào năm 1997, lần này với tư cách là Giám đốc điều hành và là động lực thúc đẩy việc tạo ra iPod (2001), iPhone (2007) và iPad (2010). Năm 2011, Steve Jobs đã từ chức vì bệnh tật vào tháng 8 và qua đời vào tháng 10 năm đó. 

Cuối cùng, việc bổ nhiệm Tim Cook làm người thay thế Jobs của Apple đã cho thấy đó không phải là một quyết định vội vàng, ông đã là một phần của công ty hơn một thập kỷ trước khi lên nắm quyền lãnh đạo.

>>>Apple và tham vọng mở rộng thanh toán tại Việt Nam

>>>Cơ hội lịch sử của Apple

Và ai sẽ đảm nhiệm “chiếc ghế nóng” của Apple từ Tim Cook?

Mặc dù trong các cuộc trò chuyện với giới truyền thông Tim Cook không nêu tên những ứng cử viên cụ thể. Tuy nhiên, theo các tin đồn trên phương tiện truyền thông, có một số nhân viên kỳ cựu đã có thâm niên hàng thập kỷ tại công ty đã được mời làm ứng viên tiềm năng.

Giám đốc Apple Music - Oliver Schusser.

Giám đốc Apple Music - Oliver Schusser.

Trong số đó bao gồm Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng cố vấn - Kate Adams, Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách phần mềm và dịch vụ internet - Eddy Cue, Giám đốc Apple Music - Oliver Schusser, Phó Chủ tịch dịch vụ internet - Jennifer Bailey và một số người khác.

Nhìn chung, dù là ai trong số những người trên có thể sẽ trở thành người kế nhiệm của Tim Cook trong việc lãnh đạo gã khổng lồ công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, họ đều là những người gắn bó lâu năm với Apple và hiểu rất rõ về hoạt động kinh doanh và văn hóa công ty, đảm bảo cho quá trình chuyển đổi có thể thuận lợi ngay cả khi nhà lãnh đạo kỳ cựu như Tim Cook ra đi.

Có thể bạn quan tâm

  • Thời hoàng kim của smartphone Apple đang xuống dốc?

    Thời hoàng kim của smartphone Apple đang xuống dốc?

    04:30, 04/11/2023

  • Vì sao Apple “không nửa lời” nhắc tới AI?

    Vì sao Apple “không nửa lời” nhắc tới AI?

    04:11, 15/09/2023

  • Elon Musk lại “troll” Apple

    Elon Musk lại “troll” Apple

    02:30, 13/09/2023

  • Apple và “cú sốc” ở Trung Quốc

    Apple và “cú sốc” ở Trung Quốc

    01:00, 09/09/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Apple và kế hoạch chọn người kế nhiệm Tim Cook?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO