ARM IPO: Bài thử nghiệm cho mảng AI của SoftBank

Diendandoanhnghiep.vn ARM “là trung tâm của một nhóm các công ty liên quan đến AI để tạo ra sức mạnh tổng hợp” và “85% danh mục đầu tư của Tập đoàn SoftBank là các công ty nước ngoài liên quan đến AI”.

>> Trí tuệ nhân tạo lên ngôi: Hiểu và thích ứng cách nào hiệu quả?

Hãng thiết kế chip ARM, công ty con của Tập đoàn SoftBank, đã nộp đơn đăng ký chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ở sàn Nasdaq vào thứ Hai (21/8). Động thái này khiến các nhà đầu tư đặt ra một câu hỏi quan trọng: liệu công ty có “tăng trưởng theo cấp số nhân” nhờ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) như tuyên bố của giám đốc điều hành Masayoshi Son hay không?

Kể từ khi mua lại hãng thiết kế chip ARM vào năm 2016, Son đã định vị đây là tài sản quý giá nhất của tập đoàn đầu tư công nghệ Softbank. Và trong những tháng gần đây, ông đã liên tục đề cập tới vai trò của nó trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo (AI).

Phát biểu trước các nhà đầu tư vào tháng 6, Son khẳng định ARM “là trung tâm của một nhóm các công ty liên quan đến AI để tạo ra sức mạnh tổng hợp” và “85% danh mục đầu tư của Tập đoàn SoftBank là các công ty nước ngoài liên quan đến AI”.

Tỷ phú này cũng cho biết ông đã dành nhiều tháng để tạo ra hàng trăm phát minh với ChatGPT mà ông tin rằng có thể được hiện thực hóa thông qua ARM.

Tuy nhiên, CEO của SoftBank đã không cung cấp các thông tin chi tiết hơn. Các nhà đầu tư đang hy vọng rằng việc nộp hồ sơ IPO của ARM sẽ mang lại thêm manh mối về chiến lược AI của SoftBank, và liệu ARM có đáng giá bằng hoặc hơn mức định giá trước IPO là 64 tỷ USD hay không.

Theo các nguồn tin, đó là mức định giá mà SoftBank đưa ra khi mua 25% cổ phần của ARM, lượng cổ phần duy nhất mà tập đoàn này không trực tiếp sở hữu từ quỹ đầu tư Vision Fund của mình. Trước đây, không ít lần ông Son được cho là đã đánh giá quá cao triển vọng của ARM.

Khi SoftBank mua lại ARM, Son cho biết Internet vạn vật (IoT) sẽ là “sự thay đổi mô hình vĩ đại nhất trong lịch sử loài người” và các con chip do ARM thiết kế sẽ cung cấp năng lượng cho mọi đối tượng mới được kết nối với internet. Sự thay đổi này vẫn chưa thành hiện thực và IoT hiện chỉ chiếm một phần doanh thu của ARM.

>> Trí tuệ nhân tạo: Xu thế tất yếu của thời đại mới

Các nhà phân tích cũng cảnh báo rằng ARM không phải là trung tâm của sự bùng nổ AI. “Sự phấn khích về AI thực sự nằm ở phía phần mềm và nền tảng, với việc OpenAI ra mắt với các công cụ có thể tận dụng các mô hình ngôn ngữ lớn để tạo nội dung”, nhà phân tích Kirk Boodry của Astris Advisory Japan nói. “ARM không liên quan gì đến điều đó.”

Ông Boodry đưa ra mức định giá cho là khoảng ARM ở khoảng 47 tỷ USD. Theo vị chuyên gia phân tích này, con số định giá 64 tỷ USD mà SoftBank đưa ra có thể là nhằm mục đích tăng thêm khoản tiền mà Vision Fund nhận được khi bán lại 25% cổ phần, qua đó khiến các nhà đầu tư của Vision Fund hài lòng. “Một giao dịch nội bộ công ty không mạnh bằng giao dịch với bên thứ ba,” ông Boodry nói.

Quay trở lại với lĩnh vực AI, hãng sản xuất chip đồ họa Nvidia đã nổi lên như người hưởng lợi nhiều nhất từ sự bùng nổ AI, do công ty này là nhà cung cấp các sản phẩm bán dẫn tiên tiến, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho các trung tâm dữ liệu đằng sau các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT.

Ở một mức độ nào đó, ARM có thể được hưởng lợi nhờ Nvidia vì chip của Nvidia cần kết hợp với CPU tiết kiệm năng lượng, vốn là thế mạnh của ARM. Nvidia đã phát triển “siêu chip” GH200 để sử dụng trong các trung tâm dữ liệu, nơi chứa các CPU do ARM thiết kế. Nhưng ngay cả khi như vậy thì ARM vẫn phải cạnh tranh với một loạt các lựa chọn thay thế. “Không phải mọi GPU Nvidia đều được bán kèm với CPU ARM, họ chỉ tình cờ cung cấp một siêu chip kết hợp cả hai mà thôi,” Rolf Bulk, nhà phân tích tại New Street Research cho biết.

Khách hàng của ARM cũng đang thâm nhập vào AI. Qualcomm và Apple đã thiết kế các cấu phần chip hướng đến xử lý AI và các công ty điện toán đám mây như Amazon và Google của Alphabet đã chế tạo các chip tập trung vào AI mà sử dụng công nghệ ARM.

Tuy nhiên, ông Bulk cho rằng, cơ hội của ARM nằm ở việc AI và máy học chuyển từ các máy chủ đám mây tập trung sang các thiết bị được người dùng cuối sử dụng, chẳng hạn như điện thoại, thiết bị gia dụng và linh kiện máy móc. "Những thiết bị này sẽ yêu cầu sử dụng một tài sản trí tuệ cụ thể thuộc loại mà ARM đã phát triển cực kỳ thành công cho các kiến trúc khác trong quá khứ", ông Bulk cho biết thêm.

Tuy nhiên, tiềm năng về sự phối hợp trong lĩnh vực AI giữa các công ty thuộc danh mục đầu tư của SoftBank lại là một vấn đề khác. Các nhà phân tích cũng đang đặt ra nghi ngờ có đúng là 85% các công ty thuộc danh mục đầu tư của SoftBank có liên quan đến AI như lời ông Son tuyên bố hay không.

“Việc này sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian dài”, chuyên gia phân tích Victor Galliano thuộc Galliano's Latin Notes, cho biết. “Nhiều công ty trong danh mục đầu tư của SoftBank sẽ nắm lấy và sử dụng AI nhưng điều đó không biến họ thành công ty AI.”

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết ARM IPO: Bài thử nghiệm cho mảng AI của SoftBank tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714236526 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714236526 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10