Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp thép mạ hợp kim nhôm kẽm

Diendandoanhnghiep.vn Hàng hóa bị điều tra là thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng dưới 600mm và thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) thông báo khởi xướng điều tra 2 vụ việc về chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (aluminium zinc coated steel) có xuất xứ từ Việt Nam và một số quốc gia khác (vụ việc 558 và 559).

Hàng hóa bị điều tra là thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng dưới 600mm và thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

Hàng hóa bị điều tra là thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng dưới 600mm và thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng từ 600 mm trở lên.

Cụ thể, Ủy ban chống bán phá giá Australia khởi xướng điều tra điều tra 02 vụ việc đối với (i) thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng dưới 600mm và (ii) thép mạ hợp kim nhôm kẽm có chiều rộng từ 600 mm trở lên. Theo đó, ngày khởi xướng điều tra từ 30/6/2020. Hạn cuối nộp Bản trả lời câu hỏi điều tra là 6/8/2020. Ngày sớm nhất để ban hành Kết luận điều tra sơ bộ (PAD): 29/8/2020 (Nếu Kết luận sơ bộ không được ban hành thì Báo cáo tình trạng vụ việc tại ngày thứ 60 sẽ được công bố vào ngày này). Ngày muộn nhất ban hành dữ kiện trọng yếu 19/10/2020.

Các đệ trình liên quan tới dữ kiện trọng yếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày công bố dữ kiện trọng yếu. Ngày muộn nhất ban hành Kết luận điều tra cuối cùng 02/12/2020. Dự kiến, ngày Bộ trưởng chính thức ra quyết định là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Kết luận điều tra cuối cùng.

Ở vụ việc này, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu cần hợp tác đầy đủ, toàn diện với Ủy ban chống bán phá giá Australia trong suốt quá trình vụ việc diễn ra, bao gồm cả việc điều tra tại chỗ để xác minh các nội dung trong Bản trả lời câu hỏi. Trong điều kiện cho phép, doanh nghiệp có thể nghiên cứu tìm kiếm luật sư, nhà tư vấn có chuyên môn trong lĩnh vực phòng vệ thương mại đối với thị trường Australia để đảm bảo hiệu quả hợp tác cao nhất.

Liên lạc với Ủy ban chống bán phá giá Australia để đăng ký tham gia, nhận và nghiên cứu kỹ hướng dẫn và trả lời Bản câu hỏi điều tra; Thời kỳ điều tra bán phá giá và trợ cấp: Đây là thời kỳ thu thập dữ liệu chính trong Bản câu hỏi điều tra. Do thời kỳ này có thể lệch với năm tài chính, khi trả lời cần điều chỉnh, chiết xuất dữ liệu theo đúng thời gian yêu cầu này.

Trả lời đầy đủ, chính xác các nội dung trong Bản câu hỏi điều tra; đảm bảo phù hợp, thống nhất với hệ thống quản trị, lưu trữ của doanh nghiệp khi Ủy ban chống bán phá giá Australia tiến hành điều tra tại chỗ tại trụ sở nhà máy/văn phòng của doanh nghiệp.

Phối hợp với các đối tác xuất khẩu tại Australia tìm hiểu liệu ngành sản xuất trong nước của Australia, cụ thể là Công ty BlueScope- Nguyên đơn- có thực sự bị thiệt hại hay không, thông qua nghiên cứu thị trường hoặc các báo cáo tài chính niêm yết hoặc các nguồn thông tin đáng tin cậy khác.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Australia và/hoặc các đối thủ cạnh tranh từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Thời gian gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam liên tục phải hứng chịu các vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại. Bình luận về vấn đề này, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, TS Nguyễn Ngọc Hà, giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Ngoại Thương nhấn mạnh, Việt Nam khó có thể tránh được các vụ kiện về phòng vệ thương mại. Có chăng chỉ là hạn chế mà thôi.

Có thể thấy một trong những lý do chính của việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng của nhiều vụ việc về phòng vệ thương mại trong thời gian qua là việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu của mình, với hàng hóa có giá rẻ nhờ vào những điều kiện thuận lợi ở trong nước.

Ngoài ra, Việt Nam vẫn chưa được một số đối tác quan trọng như Hoa Kỳ và EU công nhận có nền kinh tế thị trường, nên tiếp tục gặp bất lợi trong các vụ kiện về phòng vệ thương mại do các đối tác này tiến hành”, ông Hà nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp, để có thể ứng phó với các vụ kiện về phòng vệ thương mại, ông Hà cho rằng, doanh nghiệp nên chú trọng một số vấn đề như: i) nâng cao hiểu biết về phòng vệ thương mại; ii) thay đổi phương châm thực hiện các hoạt động kinh doanh, trong đó nhấn mạnh đến tính trung thực và sự hợp tác; iii) phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước khi kháng kiện.

Về phần mình, Cục Phòng vệ thương mại đề nghị doanh nghiệp thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại và Hiệp hội để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Australia khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp thép mạ hợp kim nhôm kẽm tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713575309 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713575309 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10