Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương năm 2030

VŨ PHƯỜNG - KIM DUNG 19/01/2024 00:01

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu đưa tỉnh này cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.

>>> Bà Rịa – Vũng Tàu có 4 vùng chức năng kinh tế

Đến năm 2030, Bà Rịa – Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

Đến năm 2030, Bà Rịa – Vũng Tàu cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương

Theo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 16/12/2023. Theo đó, tỉnh xác định mục tiêu xây dựng tỉnh phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của Vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 05 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước, đến năm 2030 cơ bản đủ tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc Trung ương, cơ cấu đô thị đa trung tâm, kết cấu hạ tầng giao thông đa phương thức.

Cũng theo quy hoạch này, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ duy trì vững chắc vị trí trong nhóm 10 địa phương có quy mô GRDP và tổng thu ngân sách nhà nước cao nhất cả nước; phát triển kinh tế hài hòa với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Xác định 4 nhiệm vụ đột phá phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Nguyễn Văn Thọ cho biết, trên cơ sở các tư tưởng phát triển, tư duy đột phá trong các Nghị quyết của Trung ương, Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cụ thể hoá thành các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch. Trong đó, tỉnh xác định 4 nhiệm vụ đột phá phát triển.

Một là, tập trung hoàn thành các tuyến giao thông kết nối tỉnh với Vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng, kết nối thuận lợi tỉnh với Vùng, với cả nước và quốc tế, để Bà Rịa - Vũng Tàu thực sự trở thành cửa ngõ của Vùng và của quốc gia.

Hai là, thành lập các khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái, để thu hút các nhà đầu tư và nguồn nhân lực trong các ngành sản xuất tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại, kết hợp với hệ thống các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm dịch vụ đã và đang đầu tư, hình thành các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị.

Ba là, phát triển, hiện đại hóa Cảng cửa ngõ quốc tế Thị Vải - Cái Mép thành Cảng quốc tế trung chuyển lớn, tầm cỡ khu vực Châu Á và quốc tế; hình thành trung tâm logistics cấp quốc gia, khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, thu hút nhà đầu tư chiến lược và thiết kế hệ sinh thái hoàn chỉnh và đồng bộ, áp dụng các chuẩn mực hàng đầu quốc tế.

Cảng Cái Mép – Thị Vải được định hướng thành Cảng quốc tế trung chuyển lớn, tầm cỡ khu vực Châu Á và Thế giới.

Cảng Cái Mép – Thị Vải được định hướng thành Cảng quốc tế trung chuyển lớn, tầm cỡ khu vực Châu Á và Thế giới.

Bốn là, hình thành các đô thị du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, trong lành, chất lượng vượt trội; định vị Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng xứng tầm quốc tế.

Theo ông Nguyễn Văn Thọ, các đột phá phát triển này cùng với 7 điểm nhấn khác trong Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm hướng tới sự phát triển năng động và bền vững của tỉnh, trên cơ sở bảo đảm các yếu tố then chốt “Hạ tầng tốt, môi trường tốt, nhân lực tốt”.

>>> Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư

>>> Sức hút của khu công nghiệp đô thị và sân golf quy mô lớn tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát triển 03 trục kinh tế động lực

Để sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, động lực kinh tế quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ xây dựng và phát triển 3 trục kinh tế động lực, 4 vùng chức năng và các ngành kinh tế quan trọng, trụ cột của kinh tế địa phương.

Trong đó, trục kinh tế động lực công nghiệp - cảng biển Cái Mép - Thị Vải sẽ gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51. Tại đây sẽ phát triển hệ thống cảng biển loại đặc biệt quốc gia, trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế;  hình thành khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ với các dự án công nghiệp chủ yếu như Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn, các dự án hạ nguồn hóa dầu.

Bên cạnh đó, trục kinh tế động lực công nghiệp - logistics dọc cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được phát triển các tổ hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại thành phố mới Phú Mỹ; phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, đô thị dịch vụ mới tại Cù Bị và Suối Nghệ (huyện Châu Đức); khu logistics dọc đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; các trung tâm logistics cấp tỉnh tại huyện Châu Đức. Các khu công nghiệp trong trục động lực này thu hút đầu tư có chọn lọc các ngành công nghiệp có công nghệ cao, tiên tiến: điện - điện tử, sản xuất robot, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo; sản xuất phương tiện vận tải; dược phẩm, chế phẩm sinh học…

Ngoài ra, trục kinh tế động lực du lịch ven biển dọc đường tỉnh ĐT994 và đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ phát triển hệ thống các đô thị du lịch ven biển Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu, các khu du lịch phức hợp khai thác tài nguyên biển, rừng; phát triển chuỗi sản phẩm về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, du lịch thể thao - giải trí chất lượng cao, du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp,…; kết nối không gian và liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là “ngôi sao đang lên” khi đứng vị trí thứ 4 trong 10 tỉnh thành thu ngân sách cao nhất cả nước năm 2023 với 95.067 tỷ đồng, đạt hơn 107% dự toán. Trong đó, thu từ dầu khí 36.400 tỷ đồng, thu thuế xuất, nhập khẩu 18.000 tỷ đồng, thu ngân sách nội địa 40.667 tỷ đồng, tổng thu ngân sách địa phương 29.611 tỷ đồng.

Năm 2022, lần đầu tiên Bà Rịa - Vũng Tàu góp mặt trong top 4 các tỉnh, thành phố có chỉ số PCI cao nhất cả nước với 70,26 điểm, tăng 5 bậc so với năm 2021. Đây là mức cao nhất tỉnh đạt được trong 18 năm qua, giúp Bà Rịa - Vũng Tàu vươn lên vị trí thứ nhất trong khu vực Đông Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • Quy hoạch Đắk Lắk mở ra cơ hội và không gian phát triển

    Quy hoạch Đắk Lắk mở ra cơ hội và không gian phát triển

    12:20, 18/01/2024

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch tỉnh Gia Lai là địa phương phát triển bền vững

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch tỉnh Gia Lai là địa phương phát triển bền vững

    10:37, 17/01/2024

  • Quy hoạch Kon Tum thành trung tâm dược liệu, du lịch

    Quy hoạch Kon Tum thành trung tâm dược liệu, du lịch

    08:06, 17/01/2024

  • Quy hoạch Hải Phòng trong nhóm các Thành phố phát triển hàng đầu Châu Á

    Quy hoạch Hải Phòng trong nhóm các Thành phố phát triển hàng đầu Châu Á

    19:40, 15/01/2024

  • Hải Dương: Quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế để phát triển

    Hải Dương: Quy hoạch để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế để phát triển

    13:37, 10/01/2024

  • Quy hoạch Kon Tum thành trung tâm dược liệu, du lịch

    Quy hoạch Kon Tum thành trung tâm dược liệu, du lịch

    17:51, 06/01/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu trở thành TP trực thuộc Trung ương năm 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO