Khi chúng ta có sự đồng thuận, nhận thức đúng, phối hợp hành động tốt cùng với sự quyết tâm và tin tưởng thì hoàn toàn có thể vượt qua chính mình và vươn đến sự hoàn thiện.
>>>Bắc Giang tăng 29 bậc, đột phá trong cải thiện thứ hạng PCI 2022
Đó là chia sẻ của ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tại Hội nghị phân tích các chỉ số PCI, PAR Index, Sipas năm 2022 và giải pháp nâng cao các chỉ số năm 2023 tỉnh Bắc Giang.
Năm 2022 Bắc Giang đạt được rất nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 19,3% (gấp 2,5 lần bình quân chung của cả nước), cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 2 cả nước. Trong năm 2022, Bắc Giang đã thu hút được trên 1,3 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, tăng 17,1%; tính riêng thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang xếp thứ 9 cả nước.
>>>Bắc Giang: Hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh thu mua vải thiều
Với điểm số 72,8 điểm (tăng 8,06 điểm) xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố, Bắc Giang xuất sắc vươn lên nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt trên bảng xếp hạng PCI 2022. Điều này cho thấy các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo dựng một môi trường thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp đã có sự tin tưởng và đặt niềm tin vào sự điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đối với chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Bắc Giang đạt 88,54/100 điểm, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố và tăng 3 bậc so với năm trước.
Theo ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, để có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các cấp chính quyền, nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cơ sở, sự tham gia đóng góp tích cực của các doanh nhân, doanh nghiệp, hiệp hội... trong nhiều năm, đặc biệt là năm 2021 và 2022.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng thẳng thắn phân tích, nhìn nhận và chia sẻ những khó khăn đối với doanh nghiệp. Ông cho rằng, trong khi khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp thì càng phải cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, phải đồng hành hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. “Không phải chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn mà phải hỗ trợ từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ. Đây là trách nhiệm của cả các cấp chính quyền từ xã, huyện, đến các sở ngành. Cái gì làm được cho người dân, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh là phải làm hết khả năng, hết trách nhiệm và phải làm nhanh chứ không phải làm rồi ngâm để đấy. Phải tăng tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo.
Với sự đột phá trong cải thiện chỉ số PCI của Bắc Giang, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, điều làm ông ấn tượng khi tham gia các Hội nghị tại Bắc Giang là tất cả các Hội nghị đều là những chương trình lớn, trực tiếp tới toàn bộ hệ thống các cơ quan trong địa phương. Điều này thể hiện sự đồng thuận, sự lan tỏa tinh thần trách nhiệm cao trong hệ thống chính quyền, đồng thời ông đánh giá cao và cho rằng đây là một cách thức tổ chức rất ấn tượng, hiệu quả.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, sự khác biệt giữa các địa phương chính là ở chất lượng thực thi của bộ máy các cấp. Còn môi trường kinh doanh tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng thực thi, bộ máy công chức các cấp và đây là điểm rất quan trọng chứ không chỉ phụ thuộc vào các chính sách.
Để đánh giá môi trường kinh doanh có thuận lợi hay không thì một điểm rất quan trọng đó là văn hóa hành chính, văn hóa hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp. Phải có văn hoá đồng hành cùng doanh nghiệp chúng ta mới có thể vượt qua được những khó khăn của sự chồng chéo, chưa rõ ràng.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế trên thế giới và Việt Nam đang rất khó khăn, trên đà suy giảm mạnh, Bắc Giang chắc chắn không thể nằm ngoài những ảnh hưởng tiêu cực đó, có thể mức độ tác động sẽ ít hơn nhưng cũng là một xu hướng đáng lo ngại. Chính vì vậy, Phó tổng Thư ký VCCI cho rằng cần thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. "Hơn lúc nào hết, sự quan tâm, các chương trình hỗ trợ, chia sẻ, đối thoại cần phải trao đổi nhiều hơn trong thời gian tới", ông Đậu Anh Tuấn cho biết.
Từ góc nhìn của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, những kết quả đã đạt được là phản ánh nỗ lực không ngừng nghỉ của Lãnh đạo tỉnh, các cấp các ngành, của cả hệ thống chính trị trong việc cải thiện đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết 105-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đây cũng là thể hiện khát vọng vì một Bắc Giang phát triển nhanh và bền vững. Đó là thực hiện cam kết Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp, là bạn của doanh nghiệp; Chuyển tư duy từ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sang tư duy tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Đồng thời, ông Cường nêu ra một số điểm nghẽn trong môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh như, tính minh bạch còn chưa được cải thiện nhiều, quy định pháp luật thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều điểm trong luật chưa được rõ ràng,… Với vai trò là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp ông Cường cũng đưa ra một số giải pháp Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2023 của UBND tỉnh.
>>>Bắc Giang hướng tới trung tâm phát triển công nghiệp
Đại diện cho Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bắc Giang ông Lưu Tiến Chung, Chủ tịch Hội chia sẻ, hơn ai hết, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân nhận thấy sự thay đổi hàng ngày trên địa bàn tỉnh Bắc giang về thu hút đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và việc xây dựng các yếu tố nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt khối doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Với khát vọng phát triển, năng lực điều hành và sự đổi mới sáng tạo, mạnh dạn trong cách làm của các cấp chính quyền địa phương đã mang lại cho doanh nghiệp các cơ hội đầu tư phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp thường xuyên được lắng nghe, trao đổi ý kiến với các cơ quan ban ngành và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Hội nghị, ông Lê Ánh Dương nhấn mạnh: "Chỉ có chuyển đổi số thì chúng ta mới có thể làm cho mọi thứ trở nên công khai, minh bạch, dễ kiểm chứng, dễ lưu trữ. Chúng ta phải luôn cải tiến, không được bằng lòng với những gì mình có. Có thể hôm nay chúng ta làm rất tốt nhưng là tốt của thời điểm hôm nay, ngày mai xã hội sẽ lại phát triển đòi hỏi con người cao hơn vì vậy phải cải tiến và làm tốt hơn. Chúng ta phải luôn mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, đổi mới, cải tiến không được hài lòng với những gì đã có. Điều cuối cùng tôi muốn nói là tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào yếu tố con người. Chúng ta tăng điểm hay hạ điểm, lên cao hay xuống thấp các chỉ số đều phụ thuộc vào yếu tố con người".
Nhân dịp này, 28 tập thể, 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Bắc Giang và phong trào thi đua cải cách hành chính năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.
Có thể bạn quan tâm
Bắc Giang: Cải thiện các chỉ số từ sự đồng lòng và quyết tâm
21:44, 18/05/2023
Bắc Giang: Hơn 200 thương nhân Trung Quốc đăng ký nhập cảnh thu mua vải thiều
01:57, 15/05/2023
Bắc Giang, Hải Dương tiếp tục đẩy mạnh liên kết vùng
01:17, 15/04/2023
Bắc Giang tăng 29 bậc, đột phá trong cải thiện thứ hạng PCI 2022
18:47, 12/04/2023