Bài học phát triển đường sắt cao tốc tại châu Á

Diendandoanhnghiep.vn Một số quốc gia châu Á đã đẩy mạnh phát triển đường sắt cao tốc để thúc đẩy nền kinh tế, nhưng các dự án đầu tư lớn như vậy luôn đi kèm những rủi ro đáng kể.

Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia... là những ví dụ điển hình thất bại trong phát triển đường sắt cao tốc.

br class=

Bộ GTVT đang nghiên cứu khả thi dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 58 tỷ USD.

Sự thật nhãn tiền

Các dự án đường sắt cao tốc ở châu Á đã bị thất bại vì gặp khó khăn trong huy động vốn cũng như thu hồi vốn sau khi dự án đi vào hoạt động.

Tuyến đường sắt cao tốc nối Seoul với Sân bay Quốc tế Incheon, gần đây đã đóng cửa chỉ sau 4 năm hoạt động với những thua lỗ đáng kể khi phải cạnh tranh với xe buýt cao tốc.

Tại Thái Lan, tuyến đường sắt dài khoảng 870 km sẽ nối Bangkok với biên giới Lào ở phía Bắc cũng gặp khó khăn do những trở ngại trong cuộc đàm phán về việc phân chia chi phí xây dựng và các điều khoản gắn liền với hỗ trợ tài chính của Trung Quốc.

Ông Yi Min, Trưởng phòng tư vấn về hợp tác với Trung Quốc tại Cty đường sắt MTR của Hồng Kông cho rằng, đối với các đường sắt cao tốc, vấn đề lớn nhất là việc bảo trợ. Bởi vậy, chỉ một số rất ít quốc gia hội đủ các điều kiện kinh tế tài chính và khoa học kỹ thuật cũng như có nhu cầu vận chuyển hành khách cực lớn mới lo xây dựng đường sắt cao tốc.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Theo các chuyên gia, các nước đều chỉ xem xét đầu tư đường sắt cao tốc khi các phương tiện giao thông đường bộ khác đã khai thác hết khả năng mà không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách và không có phương án giải quyết nào tốt hơn.

Ông Vũ Hoài Nam, Trưởng bộ môn đường sắt đô thị giao thông, Đại học Xây dựng cho rằng, hiệu quả kinh tế của đường sắt cao tốc phụ thuộc chủ yếu vào lượng khách. Nếu không phân tích kỹ khả năng hoàn vốn, giải phóng mặt bằng, tỷ giá thì rủi ro rất lớn.

Bên cạnh đó chuyên gia này cho rằng, cần nhìn nhận bài học của Thái Lan để lựa chọn chủ đầu tư cho dự án đường sắt cao tốc. Đường sắt cao tốc là một công trình giao thông vận tải cực kỳ tốn kém, trang bị rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ nhân lực trình độ cao để xây dựng, khai thác, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng...

Do đó, Việt Nam có thể nghiên cứu công nghệ và mạng lưới shinkansen của Nhật Bản để có thể giảm 10% chi phí xây dựng cầu cạn, giảm 30% xây dựng hầm so với các công nghệ khác khi làm đường sắt cao tốc Bắc- Nam. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học phát triển đường sắt cao tốc tại châu Á tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714165342 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714165342 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10