Khát vọng doanh nhân Việt: Phát huy vai trò trong thời kỳ mới

Bài: GIA NGUYỄN - Ảnh: QUỐC TUẤN 12/02/2024 12:00

Để đất nước nhanh chóng có được lực lượng doanh nhân hùng hậu như mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 41-NQ/TW, theo chuyên gia, cần có các giải pháp bồi dưỡng đạo đức phù hợp, khả thi,…

>> Chủ tịch Tập đoàn BRG được tôn vinh là “Nữ Doanh Nhân Tiêu Biểu 2023”

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, khách hàng ngày càng thông thái hơn và yêu cầu cao hơn, trong khi thông tin trên thị trường được cập nhật nhanh chóng, chính xác và đầy đủ, khách hàng được cung cấp kịp thời các thông tin xác thực về các chủ thể sản xuất kinh doanh (SXKD), về các doanh nghiệp và hàng hóa, do đó cách thức SXKD thiếu đạo đức, thiếu liêm chính không thể tồn tại, mà thay vào đó phải là phương thức SXKD dựa vào văn hóa. Chỉ có như vậy, mới có thể đạt được mục tiêu hiệu quả cao và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

bên cạnh những doanh nhân làm ăn chân chính, đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội, đất nước, vẫn còn đó một số doanh nhân, lợi dụng hoạt động kinh doanh để tư lợi - Ảnh minh họa

Bên cạnh những doanh nhân làm ăn chân chính, đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội, đất nước, vẫn còn đó một số doanh nhân, lợi dụng hoạt động kinh doanh để tư lợi - Ảnh minh họa

Thực tế cho thấy, bên cạnh những doanh nhân làm ăn chân chính, đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội, đất nước, vẫn còn đó một số doanh nhân, lợi dụng hoạt động kinh doanh để tư lợi, làm ăn trái pháp luật,…

Để đất nước nhanh chóng có được lực lượng doanh nhân hùng hậu như mục tiêu được đặt ra tại Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023, đảm đương trọng trách tổ chức hoạt động SXKD tạo ra sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế Việt Nam, theo chuyên gia, Việt Nam cần có các giải pháp bồi dưỡng đạo đức phù hợp, khả thi, đồng bộ, được tổ chức thực hiện nhất quán, hiệu quả.

Theo TS. Vũ Ngọc Thanh - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, về nhận thức chung, cần tăng cường bồi dưỡng, giáo dục trong xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ, về lòng tự hào và tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống văn hóa để hình thành và nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng về một đất nước Việt Nam phồn vinh và hạnh phúc, tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với cộng đồng, xã hội và để tạo động lực cho người dân trong học tập, tu dưỡng, lao động sáng tạo, khởi nghiệp và lập nghiệp; làm chủ kiến thức khoa học, công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

>>Chủ tịch Tập đoàn BRG được vinh danh tại Hội nghị Gôn quốc tế AGIF Đà Nẵng 2023

theo chuyên gia, cần có các giải pháp bồi dưỡng đạo đức phù hợp, khả thi - Ảnh minh họa

Theo chuyên gia, cần có các giải pháp bồi dưỡng đạo đức phù hợp, khả thi - Ảnh minh họa

Đặc biệt, đối với đội ngũ doanh nhân, trước hết phải bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò trong việc hiện thực hoá mục tiêu phát triển đất nước được Đảng đề ra tại Đại hội lần thứ XIII. Thực hiện thường xuyên hoạt động bồi dưỡng lồng ghép trong khung khổ các chương trình quốc gia về khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khởi nghiệp kinh doanh và các chương trình quốc gia/địa phương…

Đồng thời, cần tập trung bồi dưỡng để tuyên truyền, vận động họ nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, sứ mệnh, thấm nhuần và phát huy truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước, thương dân, tôn trọng pháp luật, lương tri và phẩm giá con người, tôn trọng tự nhiên, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, luôn nêu cao trách nhiệm xã hội, tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; ra sức đóng góp vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh thông qua các chương trình tôn vinh, toạ đàm, các sự kiện và các hình thức phù hợp khác với tần suất cao hơn và rộng rãi hơn trong cả nước.

“Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu cần được chú trọng về nhận thức là việc tôn vinh, biểu dương các tấm gương doanh nhân Việt Nam tiêu biểu của đất nước hàng năm, trong từng ngành, lĩnh vực trong các sự kiện của ngành, lĩnh vực và của đất nước. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các cơ quan thông tấn, báo chí trong việc thông tin, tuyên truyền, cổ vũ đội ngũ doanh nhân Việt Nam”, vị chuyên gia này đề xuất.

Bên cạnh giải pháp đã nêu, vị chuyên gia này cũng cho rằng, cần sớm thực hiện chiến lược/đề án phát triển đội ngũ Doanh nhân Việt Nam để các ngành, địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện một cách nhất quán, đồng bộ, hiệu quả nhằm thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

Trên cơ sở đó, thực hiện chính sách phát triển Doanh nhân Việt Nam và doanh nghiệp dân tộc với các quy mô lớn cùng hệ thống doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có vai trò chủ đạo một số lĩnh vực then chốt, có vị thế quan trọng trong các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp; thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực SXKD dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Nội dung của chiến lược/đề án phát triển đội ngũ Doanh nhân Việt Nam phải bao gồm Chương trình quốc gia tổng thể cho đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ doanh nhân của đất nước, khuyến khích doanh nhân ở tất cả các thành phần kinh tế tham dự vào chương trình và được miễn/giảm học phí, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các nội dung mới, mang hơi thở thời đại mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp số, quản trị kinh doanh thời đại số, xu hướng kinh doanh mới cùng nhiều nội dung tri thức của thời đại CMCN 4.0.

“Về đội ngũ giảng viên/báo cáo viên, cần khuyến khích và thu hút những doanh nhân dân tộc thành công, có uy tín cao trong xã hội tham gia vào thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng và chia sẻ kinh nghiệm. Trong tổ chức thực hiện cũng cần phải linh hoạt theo hướng đa dạng hoá các hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo, bồi dưỡng với các đơn vị có uy tín tổ chức thực hiện ở cả trong và ngoài nước”, TS. Vũ Ngọc Thanh đề xuất.

Đồng thời khuyến nghị, cần thực hiện các chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển nữ doanh nhân, doanh nhân trẻ, doanh nhân dân tộc thiểu số, doanh nhân hoạt động ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn bằng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đặc thù phù hợp, hiệu quả, trong tiến trình phát triển kinh tế tập thể trong những năm tới ở nước ta với vai trò nòng cốt của hợp tác xã.

Xây dựng, thực hiện các khoá bồi dưỡng phù hợp cho các nhóm doanh nhân khác nhau, nhất là nhóm cán bộ quản trị SXKD chủ chốt, miễn mọi chi phí tham dự khoá học; duy trì tổ chức thường xuyên, liên tục để cung cấp, tăng cường, vun đắp, củng cố tinh thần, đạo đức, tác phong, người Doanh nhân Việt Nam hiện đại…

Có thể bạn quan tâm

  • (Bài tết) Khát vọng doanh nhân “mới”: Cần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc

    (Bài tết) Khát vọng doanh nhân “mới”: Cần nâng cao tinh thần tự tôn dân tộc

    20:33, 04/02/2024

  • (Bài tết) Khát vọng doanh nhân “mới”: Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế

    (Bài tết) Khát vọng doanh nhân “mới”: Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế

    20:26, 04/02/2024

  • Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng

    Thế hệ doanh nhân mới với sự học khai phóng

    02:00, 02/12/2023

  • CEO 4.0 - Bệ phóng cho thế hệ doanh nhân mới

    CEO 4.0 - Bệ phóng cho thế hệ doanh nhân mới

    12:00, 23/10/2023

  • Doanh trí mới cho thế hệ Doanh nhân mới

    Doanh trí mới cho thế hệ Doanh nhân mới

    04:00, 01/05/2023

  • Doanh nhân mới với cảm hứng mới

    Doanh nhân mới với cảm hứng mới

    04:00, 26/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Khát vọng doanh nhân Việt: Phát huy vai trò trong thời kỳ mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO