Quảng Nam gắn công tác bảo vệ rừng với phát triển Sâm Ngọc Linh

Diendandoanhnghiep.vn Để phát triển thương hiệu cây sâm Ngọc Linh, Quảng Nam xác định việc đầu tiên cần làm là bảo vệ thương hiệu sẵn có, cùng với đó là gắn với công tác bảo vệ rừng, kết hợp phát triển du lịch.

>>“Con đường xanh” cho du lịch Quảng Nam

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết địa phương đang dành tổng lực để phát triển thương hiệu cây dược liệu trên địa bàn gắn với công tác bảo vệ rừng, cùng với đó là kết hợp phát triển du lịch với cây dược liệu.

a

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My.

- Thưa ông, là một địa phương có tài nguyên rất lớn về rừng và cây dược liệu, xin ông cho biết hiện nay công tác bảo vệ rừng và phát triển cây dược liệu tại địa phương đang được triển khai thế nào?

Phát triển cây dược liệu gắn với công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện Nam Trà My đặc biệt quan tâm, chú trọng, là định hướng mang tầm chiến lược trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng, địa phương có hơn 40.177,09 ha rừng tự nhiên cung ứng chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), huyện Nam Trà My đã tuyển dụng, ký kết hợp đồng 224 người vào lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, được bố trí tại 23 chốt trên địa bàn 10 xã và Tổ bảo vệ rừng và PCCC rừng cơ động; đầu tư xây dựng 10 Chốt bảo vệ rừng trên địa bàn các xã. Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn huyện đã triển khai trồng rừng mới với diện tích 5.973,1ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn huyện đạt 59,33%, phấn đấu đến năm 2025 đạt 62%.

Trong thời gian qua, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế dựa vào rừng đã mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm nghèo bền vững, đời sống nhân dân dần được cải thiện. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ, phát triển rừng cũng được nâng cao, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt của chính quyền địa phương đã đạt nhiều kết quả.

Lễ hội Sâm được tổ chức hàng năm mang lại nguồn thu lớn cho địa phương cũng như

Lễ hội Sâm được tổ chức hàng năm mang lại nguồn thu lớn cho địa phương cũng như "kéo" được lượng khách du lịch đến đây.

Đối với các loại cây dược liệu, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My đã ban hành nhiều văn bản nhằm khuyến khích bảo tồn và phát triển cây dược liệu và Sâm Ngọc Linh (Mới nhất là Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND, ngày 21/4/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Về quy định cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025).

Với sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn lực tự có, Nhân dân 10/10 xã đã tích cực bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu, như: sâm Ngọc Linh, Quế Trà My, đảng sâm, đương quy, lan kim tuyến, giảo cổ lam... Đến nay, có trên 2.000 hộ tham gia trồng và phát triển cây dược liệu, với diện tích trên 400 ha cây dược liệu các loại (trừ sâm Ngọc Linh và quế: gần 9.000 ha). Ngoài ra, Địa phương đang tích cực khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, hộ gia đình trồng sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu khác.

- Với Nam Trà My đặc biệt còn có cây Sâm Ngọc Linh được ví như “quốc bảo”,  xin ông cho biết công tác phát triển cây sâm tại địa phương đã được triển khai ra sao và đạt được những kết quả tích cực thế nào?

Đối với cây sâm Ngọc Linh, huyện tập trung chỉ đạo phát triển tại 07 xã thuộc vùng quy hoạch. Số hộ và diện tích trồng sâm hàng năm tăng đáng kể. Nếu như năm 2014 số hộ trồng sâm khoảng 110 hộ, với 65ha trồng sâm, thì đến nay đã có hơn 1.500 hộ dân và trên 1.650 ha đã đăng ký trồng sâm Ngọc Linh. Nhờ có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, đã thu hút được 18 doanh nghiệp đăng ký trồng sâm với diện tích 341,75 ha.

Trên địa bàn huyện có 02 vườn Sâm Ngọc linh thuộc Nhà nước quản lý gồm trại sâm giống Tắk Ngo (thôn 2 xã Trà Linh) do UBND huyện Nam Trà My quản lý, đã được UBND tỉnh cấp cho sử dụng môi trường rừng 83,1ha và rại sâm tỉnh tại Măng Lùng (Thôn 2, Trà Linh) do Trung tâm Sâm Ngọc Linh và dược liệu tỉnh Quảng Nam quản lý được UBND tỉnh cho thuê môi trường rừng để trồng bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh là 50,25 ha.

Ngoài ra, huyện Nam Trà My đã hợp tác với quận Hamyang (Hàn Quốc) nơi trồng sâm núi có giá trị cao ở nước bạn, qua hợp tác đã trao đổi, học tập kinh nghiệm trồng và phát triển sâm của bạn rất hiệu quả, quyết tâm cùng nhau đưa thương hiệu hai loại sâm Ngọc Linh và Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới. Huyện cũng đang xúc tiến với Canada, Mỹ và Nga những nước có sâm quí trên thế giới, hy vọng trong tương lai gần sẽ có hợp tác chặt chẽ về sâm.

Đặc biệt, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thống nhất chủ trương cho phép UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Hội Sâm Núi Ngọc Linh lần thứ I năm 2017. Từ đó đến nay, huyện Nam Trà My luôn duy trì các Phiên chợ Sâm Ngọc linh hằng tháng và Lễ Hội Sâm Núi Ngọc Linh hằng năm.

- Với nguồn tài nguyên rừng và từ cây dược liệu, cây sâm, tình hình kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân đã được cải thiện thế nào, thưa ông?

Có thể khẳng định, với những giá trị đích thực từ Sâm Ngọc Linh mang lại, đã đưa giá trị kinh tế sản phẩm cây Sâm Ngọc Linh tăng lên rất cao. Giá cây giống Sâm Ngọc Linh loại 01 năm tuổi từ chổ chỉ khoảng 50.000đ/cây đến nay đã tăng lên 300.000đ/cây; giá Sâm Ngọc Linh củ các loại bình quân từ 50- 75 triệu/kg; loại đặc biệt có giá vài trăm triệu đồng/kg; mỗi hec-ta trồng sâm sau 5 năm người dân có thể thu được 30 đến 50 tỷ đồng, cây sâm Ngọc Linh đã trở thành cây hàng hóa chủ đạo để góp phần giảm nghèo bền vững, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc tại địa bàn vùng trồng sâm.

Nhờ việc trồng, phát triển cây sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác mà nhiều hộ dân của huyện Nam Trà My, đặc biệt là tại xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Hiện nay, nhiều hộ đã xây được nhà tầng, trang bị đầy đủ phương tiện, đồ dùng gia đình, mua sắm được ô tô; mua đất, xây nhà ở đô thị, tạo điều kiện cho con cái học hành đến nơi đến chốn.

- Hiện nay, việc phát triển du lịch gắn với cây dược liệu, cây sâm và văn hóa bản địa đang được các ngành chức năng, du khách quan tâm, vậy theo ông Nam Trà My đang có những lợi thế nào để phát triển du lịch?

Huyện Nam Trà My chủ yếu mang các yếu tố đặc thù của vùng cao như có tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái, nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp, bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc được bảo tồn để thu hút khách du lịch, bên cạnh đó có lợi thế hơn các địa phương vùng cao khác là cây sâm Ngọc Linh, được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia.

Cụ thể:

Về tự nhiên, Nam Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. 90% diện tích bao phủ bởi các dãy núi hùng vĩ và hiểm trở. Mật độ sông ngòi và thác ghềnh dày đặc, tạo nên những thác nước, hang động kỳ bí như Thác Năm Tầng; Suối Đôi, suối Nước Mưa, suối nước nóng, thác TakChua, Rừng Rốn, hệ thống sông Tranh thơ mộng... Hệ thống rừng nguyên sinh đa dạng và phong phú về hệ động thực vật rừng bao gồm khu rừng dự trữ Nước Là, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Lỉnh, hệ sinh thái rừng Ngọc Linh, rừng tre khổng lồ.

Về phong tục tập quán, người đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My vẫn sản xuất nông lâm nghiệp là chủ yếu. Do điều kiện địa hình nên sản xuất lúa nước theo kiểu ruộng bậc thang; làm nhà sàn, nhà dài, kho lúa tập trung; các vườn dược liệu, đặc biệt là vườn sâm Ngọc Linh dưới tán rừng, các vườn quế cổ thụ hàng trăm năm tuổi,...Bên cạnh đó, các nghề thủ công như dệt dồ, dệt thổ cẳm, đan lát, nghề rèn vẫn còn duy trì khá phổ biến.

Địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng để phát triển thương hiệu Quốc bảo Sâm Ngọc Linh, tìm hướng kết hợp với du lịch.

Địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng để phát triển thương hiệu Quốc bảo Sâm Ngọc Linh, tìm hướng kết hợp với du lịch.

Đối với hệ thống nghi lễ, phong tục tập quán của người dân bản địa, hiện nay ở Nam Trà My có 3 dân tộc bản địa là Xê đăng, Cadong, Bhnoong hiện còn lưu giữ hai hệ thống nghi lễ chính, đó là nghỉ lễ vòng đờỉ người và nghi lễ nông nghiệp. Các di sản văn hoá lịch sử vật thể (nhà sàn của tộc người Ca dong, Bhnoong, nhà dài của tộc người Xê đăng), phi vật thể (không gian lễ hội gắn với văn hóa cồng chiêng).

Còn lại, với địa danh lịch sử, địa phương có khu di tích lịch sử Nước Là - Căn cứ địa đầu tiên của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được đặt tại Nước Là; đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia.

Với điều kiện địa lý, giao thong thì hiện nay nhiều tuyến đường đã và đang được đầu tư nối huyện Nam Trà My với những địa phương phát triển du lịch cao như Đà Nẵng, Hội An, Huế, Đà Lạt, các tỉnh Tây Nguyên ... Từ đây, có thể tận dụng những lợi thế từ du lịch đã có của các địa phương, từng bước hình thành nên các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng dài ngày, xuyên qua qua nhiều, vùng, miền trong đó có Nam Trà My.

Đặc biệt là du lịch sâm thì Sâm Ngọc Linh là một trong những cây dược liệu quý hiếm đã được Chính phủ công nhận là sản phẩm Quốc gia, phân bố trên đỉnh núi Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam và một phần của tỉnh Kon Tum. Khi du lịch sâm núi ngọc Linh, du khách sẽ đi dưới những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn, được tận mắt thấy, tay sờ và mua những sản phẩm sâm thật tự nhiên của bà con. Bên cạnh đó, đền thờ Sâm và các làng du lịch cộng đồng dọc trên tuyến đường đến vùng sâm mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc thiểu số, nơi đây cũng mang lại sự thu hút và trải nghiệm cho du khách.

Ngày nay với xu thế phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững hay du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch gắn với chăm sóc sức khỏe trở thành mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai của thế giới và Việt Nam. Huyện Nam Trà My hội tụ đầy đủ các điều kiện để có thể xây dựng mô hình phát triên mô hình du lịch dựa vào cộng đông, du lịch sinh thái như một số địa phương khác trong cả nước, thậm chí của thế giới.

- Trong thời gian tới, địa phương mình đã có định hướng, kế hoạch phát triển cây dược liệu, cây sâm gắn với công tác bảo vệ rừng thế nào thưa ông? Cùng với đó, địa phương có kế hoạch nào để phát triển thương hiệu cây dược liệu, sâm Ngọc Linh và “kéo” thêm lượng lớn khách du lịch đến địa phương?

Đối với định hướng, kế hoạch phát triển cây dược liệu, cây sâm gắn với công tác bảo vệ rừng thì huyện ủy Nam Trà My đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/12/2020 về phát triển ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, luôn nhất quán quan điểm “Phát triển nông nghiệp phải gắn chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển rừng, hình thành cơ cấu nông - lâm nghiệp kết hợp nhằm khai thác một cách hiệu quả, bền vững nguồn lợi từ rừng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân”; Xác định công tác bảo vệ, phát triển rừng là nhiệm vụ trọng yếu để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.

Trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Nam Trà My đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 03/5/2021 về việc triển khai thực hiện Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh” trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2021 - 2025.

Tiếp tục tăng cương công tác phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng, trồng cây xanh. Trong đó, tập trung triển khai thực hiện Đề án “Trồng mới một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”. Phát động phong trào thi đua như “Ngày Chủ Nhật xanh”, “Ngày Chủ Nhật nông thôn mới”, “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai”... để kêu gọi, vận động toàn dân tham gia trồng cây, trồng rừng, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua của các cấp, các ngành và mọi người dân.

Song song, để phát triển thương hiệu cây sâm Ngọc Linh, việc đầu tiên cần làm là bảo vệ thương hiệu sẵn có. Tăng cường công tác quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm từ cây sâm Ngọc Linh trên thị trường, tạo niềm tin tuyệt đối cho khách hàng; Chú trọng công tác truyền thông, quảng bá các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh trên các phương tiên thông tin đại chúng, mạng xã hội. Hướng dẫn cho khách hành nhận diện được các phương thức lừa đảo buôn bán sâm Ngọc Linh giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên địa bàn. Phát triển sàn Thương mại điện tử sâm, dược liệu và hàng nông sản; quản lý chặt chẽ các tổ chức, cá nhân buôn bán các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh thông qua việc đăng ký và cam kết bán hàng trên sàn Thương mại điện tử của huyện.

Để “kéo” thêm lượng khách du lịch đến với địa phương, trong thời gian đến, huyện tập trung Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch quy hoạch chi tiết về du lịch năm 2024-2025, định hướng đến 2030 phù hợp với đặc thù sinh thái địa; lịch sử, văn hoá truyền thông của cộng đồng các dân tộc huyện Nam Trà My.

Cụ thể như, địa phương sẽ thu hút các doanh nghiệp lữ hành du lịch tận dụng những lợi thế từ du lịch đã có của địa phương, từng bước hình thành nên các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng dài ngày, xuyên qua qua nhiều vùng, miền trong đó có Nam Trà My.

Đồng thời, đầu tư kết cấu hạ tầng phải phù hợp cảnh quan môi trường du lịch sinh thái tại các khu, điểm du lịch, các làng nghề truyền thống của địa phương (chủ yếu là hệ thống giao thông, cấp điện, nước, xử lý chất thải bảo vệ môi trường;...). (Nhà nước sẽ tập trung đầu tư phần cơ sở hạ tầng thiết yếu điện, các trục đường giao thông chính và có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng vào các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng... đồng thời định hướng, hướng dẫn nhân dân, khu dân cư hình thành các điểm nghỉ dưỡng tại các hộ gia đình.

Song song với việc hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch các tuyến điểm phục vụ du lịch, xây dựng các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực cơ bản. Huyện sẽ triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cho huyện và đưa vào quảng bá du lịch chung của cả tỉnh; dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo chí, truyền hình để giới thiệu rộng rãi.

Hy vọng với những dự định nêu trên, du lịch huyện Nam Trà My sẽ mang nhiều khởi sắc!

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Nam gắn công tác bảo vệ rừng với phát triển Sâm Ngọc Linh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714379515 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714379515 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10