Bài V: Chủ nghĩa tư bản đang thay đổi như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Một số nơi vẫn giữ mô hình chủ nghĩa tư bản truyền thống, đặc biệt là khu vực Tây Âu đang lâm vào khủng hoảng, cục nợ công khổng lồ rình rập vỡ ra.

Các quốc gia Bắc Âu điều chỉnh mô hình và thu được thành công

Các quốc gia Bắc Âu điều chỉnh mô hình và thu được thành công

Sự thay đổi ở thượng tầng kiến trúc của chủ nghĩa tư bản (CNTB) kéo hàng loạt biến chuyển xung quanh nó. Về mối quan hệ giữa ông chủ và người làm thuê; một số mô hình “đặc biệt” đã xuất hiện ở châu Âu.

Ấy thế nhưng, bản chất chênh lệch giàu nghèo không thay đổi; mối đe dọa đến quyền lực nhà nước ngày một tăng. Dĩ nhiên, những mào đầu của các cuộc cách mạng đã xuất hiện.

Đầu tiên, nhân loại ngày càng tiến bộ đã đặt quyền con người vào vị trí trung tâm, các cuộc đấu tranh giải phóng con người từ phía chủ nghĩa cộng sản phần nào gây áp lực phải thay đổi quy cách sử dụng lao động của CNTB.

Ở Anh, thế kỷ 20, các ông chủ ở trung tâm công nghiệp Manchester, vùng Ruhr của Đức, “vành đai lửa” ở Mỹ đã nảy ra sáng kiến cho người lao động góp cổ phần để hưởng cổ tức. Bản chất thật của hiện tượng này là xoa dịu bất đồng và tận dụng vốn.

Như vậy, xét về quan hệ lao động, ông chủ và làm thuê có thể ngồi cùng mâm để bàn chuyện sản xuất kinh doanh, có vẻ như hoàn toàn bình đẳng. Dường như sự bóc lột không còn tồn tại khi những cống hiến, đóng góp của người lao động được hoàn bù xứng đáng.

Tuy nhiên, phải thấy rằng, những tỷ phú Forbes ngày càng sở hữu khối tài sản lớn hơn. Như Jeff Bezos hiện tại nắm giữ 200 tỷ USD - lớn hơn GDP của hàng chục quốc gia. Một mình ông chủ Amazon có thể “cân” sức lao động của 90 triệu người Việt Nam/tổng GDP cách đây 5 năm!

Tổ chức Oxfam cho biết, năm 2018, cứ mỗi 2 ngày lại có thêm 1 tỉ phú. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản của người nghèo giảm đi 11%. Giới siêu giàu nắm giữ 82% lượng của cải tạo ra trong năm 2018, trong khi đó, một nửa dân số nghèo nhất lại không được hưởng lợi gì.

Những cái nôi của CNTB như Anh, Mỹ đều nằm trong top các quốc gia chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới. Có thể nói, người làm thuê kiếm được 1 đồng từ cổ phần thì giới chủ kiếm gấp triệu lần như thế.

Thomas Piketty, giáo sư trường Kinh tế Paris và là đồng tác giả một cuốn sách mới viết về sự bất bình đẳng trong thu nhập, nhận xét: “Người dân vẫn còn đang quá độ ra khỏi cảnh nghèo khổ”.

Chiếc bánh kinh tế toàn cầu đã nở phồng lên theo tỷ lệ chưa từng thấy, nhưng đáng buồn là người giàu đang ăn hầu hết những lát bánh mới! Sự phân chia giàu - nghèo nổi bật nhất ở những nơi kiên quyết bám chặt lấy mô hình đại tư bản, chẳng hạn như Mỹ và Trung Quốc.

Phong trào áo vàng ở Pháp và những cuộc biểu tình là dấu hiệu khi mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không thể điều hòa

Phong trào áo vàng ở Pháp và những cuộc biểu tình là dấu hiệu khi mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không thể điều hòa

Các quốc gia CNTB ở vùng Scandinavi đã có những cải biến mang lại thành công. Có người nhận xét, đó chính là hình hài ban đầu của xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đầu tư tối đa vào con người, giúp người dân tránh được khủng hoảng.

Nhà nước hoạt động trên sự thỏa thuận và đồng thuận. Dân chủ hóa đời sống xã hội thông qua nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Mô hình kinh tế thị trường hài hòa, sử dụng kết hợp nhịp nhàng hai lý thuyết “bàn tay vô hình” và “bàn tay hữu hình”.

Các đảng phái chính trị cơ bản giữ được mối liên minh vì mục tiêu chung của đất nước, ít để lộ cảnh đấu đá tranh giành quyền lực tưng bừng như ở Mỹ và Tây Âu.

Các chính phủ ở Thụy Sĩ, Phần Lan biết cách liên minh với nhà tư bản, kịp thời tháo ngòi nổ trong mâu thuẫn truyền kiếp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ví dụ, chia sẻ ngân sách trở lại cho người dân, miễn phí ý tế, giáo dục,...

Để đạt được các ưu điểm này, đầu mối vẫn là sự hài hòa lợi ích kinh tế, cách thức phân phối tài sản xã hội một cách đồng đều. Dường như giới chủ tư sản “chịu khó ăn ít lại” bằng cách bị truy thêm thuế để nuôi hệ thống an sinh xã hội cồng kềnh.

Một số nơi vẫn giữ mô hình CNTB truyền thống, đặc biệt là khu vực Tây Âu đang lâm vào khủng hoảng, cục nợ công khổng lồ rình rập vỡ ra; tăng trưởng kinh tế chững lại do già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Vì sao có tình trạng này? Vì các đảng cầm quyền quá thận trọng trước quyền lực của giới chủ tư sản. Nhà nước cáng đáng quá nhiều công việc, chi nuôi bộ máy; đồng thời buộc giữ và tăng phúc lợi xã hội để giữ cân bằng mâu thuẫn giai cấp khiến ngân sách thâm hụt

Đương nhiên, dấu hiệu của các cuộc cách mạng phi vũ trang đã nhìn thấy. Phong trào áo vàng ở Pháp, Brexit là ví dụ. Khi nền kinh tế không đủ sản sinh ra giá trị thặng dư để phân phối trở lại khiến các ung nhọt trong xã hội bục phát.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài V: Chủ nghĩa tư bản đang thay đổi như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714116050 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714116050 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10