Bài II: Logic vận động của giá trị thặng dư hiện nay

Diendandoanhnghiep.vn Giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản - nơi nào có tư bản ở đó có giá trị thặng dư!

Giới chủ tư bản luôn khao khát giá trị thặng dư

Giới chủ tư bản luôn khao khát giá trị thặng dư

Khi phân tích cấu trúc của lao động, K. Marx phát hiện ra lao động luôn có hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Đúng như tên gọi của nó, thành phần cấu thành lao động rất phức tạp, chỉ có ý nghĩa với giới nghiên cứu.

Tuy nhiên, nói một cách khái quát, toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, mua bán hàng hóa; tất cả quá trình trở nên thịnh vượng hay suy tàn của một quốc gia; khủng hoảng hay phục hồi nền kinh tế đều được quyết định bởi lao động.

Bất kỳ hoạt động lao động nào đều xuất hiện song trùng lao động cụ thể và trừu tượng. Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định, trực tiếp tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa.

Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực, trí lực, nguồn lực nói chung, tất cả các yếu tố này được tính toán kỹ lưỡng để định đoạt giá trị của hàng hóa, cơ sở đầu tiên để thực hiện các giao dịch, trao đổi, mua bán sao cho phù hợp.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sức lao động dần được xem là một thứ hàng hóa đặc biệt - tức là có thể mua bán, trao đổi bằng thỏa thuận, gọi là lương, khác hoàn toàn với các chế độ cũ - quyền bán sức lao động bị tước đoạt.

Lợi nhuận, giá trị thặng dư của tất cả các nền kinh tế đều vận hành theo nguyên tắc này. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của các nền kinh tế tư bản.

Nếu ở thế kỷ 18, giá trị thặng dư chỉ xuất hiện ở những nơi mà giai cấp tư sản nắm quyền như Hà Lan, Anh, thì ngày nay giá trị thặng dư đã được các nhà tư sản, đầu sỏ xuất khẩu đi khắp thế giới.

Nếu như hình thức khai thác giá trị thặng dư thuở sơ khai là tăng giờ làm, sử dụng bạo lực với công nhân thì ngày này nó được bọc dưới lớp vỏ đầu tư, hợp sản xuất ở các nước đang phát triển.

Nếu như ban đầu, giới chủ có thể sử dụng lao động từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày để tạo ra giá trị thặng dư thì nay có vẻ văn minh tiến bộ hơn khi làm việc đúng 8h/ngày, song hình thức bóc lột vô cùng tinh vi thông qua các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Chung cư nhà máy Foxconn phải giăng lưới tránh công nhân tự tử!

Chung cư nhà máy Foxconn phải giăng lưới tránh công nhân tự tử!

>>> Xem Bài I: Lao động đã tiến hóa như thế nào?

Ở Thâm Quyến (Trung Quốc) người ta xây dựng hàng chục tòa nhà cao tầng cho nửa triệu công nhân sinh sống, trong đó không thiếu bất cứ thứ gì, đặc biệt nó tạo ra một hệ thống khép kín liên thông với nhà máy lắp ráp Iphone.

Với hệ thống này, người lao động bị robot hóa, làm việc, nghỉ ngơi, giải trí trong không gian 2,1km vuông. Với hệ sinh thái sản xuất này người lao động bị vắt kiệt cùng sức lực.

Nhà máy Thâm Quyến được trang bị dây chuyền hiện đại bậc nhất - điều đó được tán thưởng nhưng người lao động phải hoạt động bằng tốc độ của máy móc! Đây là phương pháp tăng năng suất kinh khủng mặc dù giờ làm chính thức vẫn 8h/ngày. Dĩ nhiên, lợi nhuận siêu ngạch chảy vào túi các nhà tư bản cổ cồn.

Có rất nhiều vụ tự sát ở nhà máy Thâm Quyến vì mắc căn bệnh công nghiệp, những hàng rào lưới được giăng xung quanh các tòa nhà để tránh người lao động tự tử.

Các nước tư bản chủ nghĩa đã và đang đạt những thành tựu đáng nể trong nhiều lĩnh vực. Họ luôn luôn là những nước đi đầu trong việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại đồng thời là những quốc gia đi đầu trong quá trình dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Ở đó, người lao động được coi trọng hơn, họ được quyền sở hữu cổ phiếu trở thành cổ đông, được giới chủ sủng ái khi có sáng kiến, phát minh và được phản hồi lợi ích kinh tế tương xứng.

Nhưng ở đây có hai trường hợp: Một là, vị thế của người lao động tăng lên không làm thay đổi bản chất của chủ nghĩa tử bản, người lao động vẫn nghèo, rất nghèo so với ông chủ, tỷ lệ chênh lệch ngày càng lớn.

Như vậy, việc người lao động trở thành cổ đông đồng sở hữu tư liệu sản xuất thực chất không phải do nhà tư bản trở nên “hiền lành” mà đó là một trong những biện pháp để chủ nghĩa tư bản thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế thế giới.

Giai cấp tư sản dưới danh nghĩa bán 1% cổ phần cho người lao động, họ đã thực hiện được phương châm “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, họ chia tỉ lệ 1% giá trị thặng dư cho người lao động, nhận về 99% lao động không công do công nhân làm ra đồng thời kèm theo đó là sự quan tâm, tinh thần thái độ lao động hết mình của người lao động.

Hai là, một số người lao động từng là công nhân, sở hữu cổ phần và may mắn giàu lên như ông chủ Facebook, Google, Amazon,…rồi cũng sẽ trở thành những đầu sỏ công nghiệp, bóc lột trở lại người lao động.

Với khát vọng giá trị thặng dư, nhà tư bản không ngừng đầu tư vào con người, nghiên cứu khám phá - và điều này tiếp tục được ca ngợi là thành tựu của sự phát triển!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài II: Logic vận động của giá trị thặng dư hiện nay tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711665750 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711665750 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10