Chủ nghĩa tư bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng 2020, nhưng vấn đề của nó sẽ xuất hiện khi "đội quân công nghiệp dự trữ" nổi dậy!
Khi một quốc gia đồng ý tham gia với tư cách là thành viên một tổ chức quốc tế nào đó, cũng đồng nghĩa với một sự thật phũ phàng, rằng: quốc gia đó phải chấp nhận từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia và giới hạn khuôn khổ hành động của mình!
Nhưng tại sao các nước lại đồng ý giao nạp chủ quyền của mình - khi không có một sức mạnh nào ép buộc - để theo đuổi con đường hợp tác quốc tế? Đó lại là biểu hiện của chủ nghĩa “Tân tự do” được khởi xướng bởi các nươc tư bản lớn sau đại suy thoái thập niên 30.
Cho dù người ta cổ súy như thế nào cho chủ nghĩa này thì một phần của nó đã, đang và sẽ sụp đổ tại châu Âu. Tại EU, việc hình thành, theo đuổi và giải quyết công việc thông qua các thể chế hay luật pháp chung đã mâu thuẫn sâu sắc với lợi ích quốc gia, dân tộc riêng lẻ.
Thêm nữa, thực sự các tổ chức quốc tế lớn như LHQ, WHO, WTO...sẽ tạo ra sân chơi công bằng cho tất cả như tôn chỉ tốt đẹp của nó? Hay là “sân sau” của các cường quốc, và là “diễn đàn” tranh giành tầm ảnh hưởng của siêu cường?
Vì sao đơn phương nước Mỹ có thể dọa rút khỏi WTO, cắt tài trợ cho WHO...? Vì sao hàng trăm quốc gia còn lại không “góp tiền” bù vào khoản mà Mỹ dọa cắt, qua đó “trừng trị” thái độ kẻ cả nước lớn...?
Điều đó cho thấy gì? Dù muốn hay không, nhân loại cũng không bao giờ phế truất được chủ nghĩa bá quyền, là quốc gia mạnh nhất trong hệ thống. Đến đây, các nước nhỏ phải tính toán thiệt hơn, nên “siêu hội nhập” hay “hội nhập một phần?
Sở dĩ nhắc đến chủ nghĩa “Tân tự do” là bởi, thế giới tư bản thế kỷ XXI dựa một phần vào chủ nghĩa này để tồn tại, từ những tấm bình phong là tổ chức quốc tế, các nước lớn - tư bản và nền kinh tế của nó “vẫn như xưa trên tầm cao mới”.
Vấn đề của của chủ nghĩa tư bản không phải là nó sản xuất ra quá nhiều của cải, tham lam, hay thậm chí là bất công. Vấn đề của chủ nghĩa tư bản là nó tồn tại trong tình trạng “nghịch lý”.
Ở chổ, chính bàn tay các nhà tư sản thao túng làm xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, cũng chính họ - đóng vai thứ hai là quyền lực nhà nước xắn tay áo khắc phục khủng hoảng - sau mỗi cuộc khủng hoảng chủ nghĩa tư bản mạnh lên một nấc!
Một số cuộc khủng hoảng được giai cấp tư sản chủ động can thiệp giải quyết, và cũng có một số cuộc khủng hoảng nằm ngoài tầm kiểm soát. Sau mỗi lần khủng hoảng, mô hình chủ nghĩa tư bản lại có sự thay đổi: Từ cạnh tranh tự do sang độc quyền, từ độc quyền thành độc quyền nhà nước...
Những diễn biến từ cuộc “khủng hoảng thừa” 1929 - 1933 cho đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, và khủng hoảng toàn diện 2020 rõ ràng tuân theo các mô hình được vạch ra bởi Marx. Do đó, ngay cả các “ông trùm” Phố Wall cuối cùng cũng phải quay sang đọc bộ “Tư bản” để tìm câu trả lời cho vấn đề.
Chính Marx cũng nói đến thuật ngữ “đội quân công nghiệp dự trữ”, khi nhà tư bản cần duy trì mức lương thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận, điều này có thể đạt được nếu có một đội quân sẵn sàng thay thế lực lượng lao động hiện tại không chấp nhận hiện trạng.
Điều này rất đúng khi có tới hai tỷ công nhân Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào thị trường lao động tư bản - sẵn sàng nhận thù lao thấp nhất để thực hiện giấc mơ đổi đời.
Đây cũng là lý do mà rất nhiều chính phủ phương Tây bất lực trước nạn thất nghiệp vì các doanh nghiệp của họ không chịu hồi hương. Vấn đề mới của chủ nghĩa tư bản sẽ xuất hiện một khi “đội quân công nghiệp dự trữ” không chấp nhận mức lương bèo bọt.
Ví dụ như Apple, họ không thể rời Trung Quốc vì miếng bánh “lao động giá rẻ” vẫn còn. Và như vậy, thêm một vấn đề nhức đầu của chủ nghĩa tư bản là khi “giá trị thặng dư” bị cắt giảm.
Theo một điều tra của The Economist, trong hai thập kỷ qua, lương của người lao động ở các nước như Mỹ đã dậm chân tại chỗ, trong khi mức lương của các giám đốc điều hành hàng đầu đã tăng lên đáng kể: Họ đã thu có nhập gấp 40 lần mức lương trung bình để bỏ túi gấp 110 lần so với trước đây!
Cũng có những người đủ thông minh để nhận ra lợi ích dài hạn thật sự, hiểu rằng “nhà nước phúc lợi” là tấm khiên che chăn tốt nhất để xoa dịu “cơn đau xã hội”, che đậy bất công - hình thức nhà nước này đã có mặt khắp Tây bán cầu.
Nhưng không đơn giản như vậy, như Marx giải thích trong tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”, với vai trò là một giai cấp xã hội, họ (giới tư sản đầu sỏ) sẽ hà tiện phí bảo hiểm và tìm mọi cách để trốn thuế. Phong trào “áo vàng” ở Pháp và “hồ sơ Panama” là những ví dụ.
Dự báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu theo chu kỳ 10 năm - lần này đến bởi lý do không ai ngờ - dịch bệnh COVID-19. Chủ nghĩa tư bản cũng phát lộ yếu điểm - nhiều hệ thống an sinh xã hội - từng là niềm tự hào ở Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha... cảm thấy bối rối.
Giới tư bản tài chính ở Phố Wall đang thúc giục ông Trump tuyên chiến mạnh hơn với Trung Quốc, có thể chấp nhận cắt giảm giá trị thặng dư để tự xây dựng chuỗi cung ứng.
Mấy tháng nay, rất nhiều quốc gia tư bản tập trung chĩa mũi dùi về phía Trung Quốc để truy nguyên nguồn gốc của virus corona. Liệu nhiệm vụ khôi phục kinh tế kém quan trọng hơn tìm nguồn gốc virus?
“Tổng tấn công” Trung Quốc không đơn thuần là nhiệm vụ quy trách nhiệm, sâu xa hơn là động thái “man thiên quá hải” tìm kiếm cơ hội vá lổ hổng trong nền kinh tế như thất nghiệp, thiếu nguyên vật liệu, thiếu thị trường...
Bài 2: Mọi con đường đều dẫn đến "M"
Có thể bạn quan tâm