Ban bố tình trạng khẩn cấp: Trump "tương kế tựu kế"?

Diendandoanhnghiep.vn Vượt qua Quốc hội Mỹ, Tổng thống Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây dựng bức tường biên giới với Mexico

Tổng thống Donald Trump, hình ảnh hôm thứ Sáu tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Tổng thống Donald Trump ban bố tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và việc ký kết thỏa thuận lưỡng đảng. Ảnh: AP

Vào năm 1976, Quốc hội Mỹ thông qua một đạo luật có tên gọi là Đạo luật Khẩn cấp quốc gia. Văn kiện này cho phép tổng thống bỏ qua các tiến trình chính trị thông thường để tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh khủng hoảng hoặc an ninh quốc gia bị đe dọa mà Quốc hội không có đủ thời gian xử lý. Tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn số lần và được tiếp tục gia hạn sau 1 năm kể từ ngày ban bố.

Đạo luật này không định nghĩa trường hợp cụ thể nào được coi là "khẩn cấp", do đó quyền định đoạt hoàn toàn thuộc về Tổng thống Mỹ và cho phép ông có quyền lực đặc biệt để bảo đảm an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên sau ba tuần đàm phán để giữ cho chính phủ liên bang Mỹ mở cửa trở lại, Tổng thống Trump gần như đã thổi bay toàn bộ nỗ lực một lần nữa khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia chỉ vì một dự án trong nước và khi Quốc hội Mỹ đã xử lý điều này bằng cách từ chối chi tiêu cho dự án.

Có thể thấy, chiến thắng đã đến khi ông từ chối ký vào dự luật chi tiêu và chỉ cho đến khi Văn phòng Luật sư Nhà Trắng thuyết phục ông rằng họ sẽ không ngăn cản ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông đã đồng ý chấp nhận ký vào dự luật và đảng Dân chủ đã thực sự thua trong cuộc chiến dự luật chi tiêu lần này.

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Charles Schumer, một đảng Dân chủ nói: "Một khi Tổng thống biết mình không thể bắt chúng tôi làm những gì ông muốn và công chúng đứng về phía chúng tôi, ông ấy tỏ ra rằng mình sẽ nhượng bộ. Và sau đó, ông ấy cho chúng tôi hiểu một Tổng thống sẽ làm được những gì".

Đối với Trump, các cuộc đàm phán chưa bao giờ thực sự tìm ra cách để giành chiến thắng. Họ tìm cách để thua, và làm thất bại cuối cùng của mình thành một chiến thắng. 

Nelly, một người di cư Mexico từ Oaxaca, giúp con trai bà khi họ nhảy qua hàng rào biên giới để vào Mỹ để xin tị nạn. Ảnh: Ap

Một người di cư Mexico đang nhảy qua hàng rào biên giới để vào Mỹ để xin tị nạn. Ảnh: AP

Vậy tại sao Trổng thống Trump đồng ý ký gói chi tiêu và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia? Rõ ràng rằng việc đóng cửa chính phủ là một thất bại chính trị của ông - đã trở thành một thảm họa đối với tỷ lệ tín nhiệm của mình.

Bằng việc đầu tranh cho bức tường biên giới, điều đó có thể quyết định tương lai chính trị của ông. Tổng thống có thể gặp rắc rối lớn nếu ông ấy tiến hành xây dựng nó. Nhưng nếu Tổng thống không hoàn thành được bất cứ điều gì, điều đó sẽ mang đến một dấu ấn tồi tệ cho lần tái tranh cử sắp tới của ông.

Chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2020 đang chứng kiến sự gia tăng số lượng thành viên đảng Dân chủ tham gia để giành quyền hạ bệ Tổng thống Trump. Trong khi cố vấn đặc biệt Robert Mueller đang gây sư ép tăng cường các cuộc điều tra nhằm vào Tổng thống, gia đình và các thành viên của chính quyền Trump.

Hơn bao giờ hết, Tổng thống đang phải đối mặt ấy với một thách thức chưa từng có với vận mệnh chính trị của mình. Tổng thống Trump chưa bao giờ thể hiện nhiều năng lực để tự thực hiện một quyết định nào với nước Mỹ. Đơn giản là có quá nhiều người háo hức giữ ông lại để giải thích cho sự thất bại nhận thức của ông trong mỗi quyết định ông đưa ra. 

Do đó, cho dù có thể thuyết phục được một phần trăm những người ủng hộ, nhưng chắc chắn họ sẽ thấy được Tổng thống đang cố gắng theo đuổi những tuyên bố của mình. Và ông sẽ theo đến cùng.

Ông cũng lo ngại những lời chỉ trích từ những người bảo thủ ủng hộ mình, những người nói rằng ông đã không làm đủ để đối phó với những gì ông gọi là khủng hoảng tại biên giới phía Nam.

Bằng cách ký vào dự luật chi tiêu và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông có thể ngăn chặn một tình trạng đóng cửa khác, đồng thời có thể tuyên bố rằng ông đã giữ lời hứa trong chiến dịch về việc xây dựng bức tường biên giới.

Dự luật chi tiêu cung cấp ngân sách cho bức tường dọc biên giới phía nam ít hơn nhiều so với 5,7 tỷ đô la mà Tổng thống đã yêu cầu. Đảng Cộng hòa, trong một nỗ lực để giành được thỏa thuận tích cực hơn, đã gọi con số 1,375 tỷ đô la là "một khoản tiền ít ỏi" cho việc xây dựng bức tường. Và việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia như một cách để giành thêm 6,5 tỷ đô la cho dự án.

Thông qua tuyên bố khẩn cấp quốc gia, Tổng thống Trump sẽ có thể tận dụng khai thác vào các quỹ khác dành riêng cho các dự án xây dựng quân sự và ngăn chặn ma túy, và chuyển hướng số ngân sách này sang xây dựng bức tường biên giới.

Các chuyên gia nhận định, mặc dù đảng Dân chủ phàn nàn về việc tổng thống chiếm quyền của Quốc hội và đe dọa sự cân bằng của các cường quốc nhưng tuyên bố của Trump sẽ có lợi cho họ về mặt chính trị, ít nhất là trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, động thái tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không phải là một chiến thắng rõ ràng cho Tổng thống. Tuyên bố khẩn cấp sẽ được hoan nghênh bởi căn cứ của Trump, và nhiều nghị sĩ Cộng hòa đã bảo vệ hành động của ông, nhưng điều này vẫn không được lòng công chúng. 

Mặt khác, những nỗ lực để tiếp cận các nguồn tài trợ xây dựng bức tường thông qua tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia dự kiến sẽ đặt ra những thách thức và câu hỏi pháp lý liên quan đến việc liệu một hành động như vậy có mâu thuẫn với quyền tài phán của Quốc hội hay không.

Đảng Dân chủ có thể khởi kiện Nhà Trắng bằng cách sử dụng lý do tương tự như những gì đảng Cộng hòa Hạ viện sử dụng trong vụ kiện năm 2015 chống lại chính quyền Cựu Tổng thống Obama. Khi các quan chức cố gắng sử dụng các quỹ liên bang chưa được Quốc hội phê chuẩn để thanh toán cho các công ty bảo hiểm dưới Đạo luật Affordable Care Act.

Trong vụ kiện đó, một thẩm phán liên bang phán quyết rằng đảng Cộng hòa có căn cứ để kiện Nhà Trắng vì những nỗ lực của họ đã vi phạm quyền lực của Quốc hội. Những thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại rằng một động thái như vậy sẽ tạo tiền lệ cho đảng Dân chủ sử dụng các tình trạng khẩn cấp quốc gia để tài trợ cho các ưu tiên chính sách của họ trong tương lai.

Điều đó có thể dẫn đến một trận chiến tốn kém hơn cho cả hai bên. Và sự kiện này cũng sẽ tạo tiền đề cho cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ vào năm 2020. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ban bố tình trạng khẩn cấp: Trump "tương kế tựu kế"? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711636084 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711636084 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10