Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 7): Trách nhiệm người đứng đầu đang “bỏ ngỏ”

GIA NGUYỄN - GIANG NGUYÊN 15/10/2020 11:00

Mặc dù đã có nhiều văn bản đôn đốc, thế nhưng, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn còn đó nhiều tồn tại, đáng nói, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu bị “bỏ ngỏ”.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, sau loạt bài viết phản ánh của cơ quan báo chí, UBND TP. Hà Nội đã có những đôn đốc, chỉ đạo trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, thế nhưng, điều khiến dư luận vô cùng quan ngại khi nguyên nhân được chỉ ra “luật pháp được ban hành chưa bám sát thực tiễn”, bên cạnh đó, điều khiến dư luận quan tâm đó là thực trạng việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu… dường như vẫn đang bị xem nhẹ!

Mặc dù đã có hàng loạt những chỉ đạo, đôn đốc, tại sao vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng?

Mặc dù đã có hàng loạt những chỉ đạo, đôn đốc, tại sao vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng?

Tồn đọng, đáng báo động…

Sau thông tin của Diễn đàn Doanh nghiệp, ngày 30/9/2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hà Nội đã có văn bản số 3169/SNN-ĐĐ về việc phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí gửi đến Diễn đàn Doanh nghiệp, nội dung văn bản đã chỉ rõ hàng loạt thực trạng đang tồn tại, cùng với đó là biện pháp xử lý trong thời gian tới.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận đặc biệt quan tâm đó là con số tồn động trong việc giải quyết vi phạm đê điều trên địa bàn là vô cùng lớn, theo thông kê, từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra tổng cộng 2.191 vụ việc vi phạm, tuy nhiên, số vụ vi phạm được xử lý mới chỉ đạt 678/2.191 (chiếm 30,94%), còn tồn đọng 1.513 vụ. Trong đó, không ít vụ việc được cho là nổi cộm nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Quan ngại hơn, ngoài những tồn tại đang “bế tắc” thì tình trạng vi phạm lại ngày một gia tăng, khi chỉ trong tháng 9/2020, số vụ vi phạm đã là 51, trong đó: quận Tây Hồ (1 vụ); Đông Anh (1 vụ); Gia Lâm (4 vụ); Mê Linh (2 vụ); Hà Đông (1 vụ); Thanh Oai (2 vụ); Ứng Hòa (17 vụ); Sóc Sơn (1 vụ); Ba Vì (4 vụ); Phúc Thọ (3 vụ); Thường Tín (7 vụ); Phú Xuyên (1 vụ); Quốc Oai (4 vụ); Hoài Đức (2 vụ); Hoàng Mai (1 vụ).

Mặc dù đã có hàng loạt những chỉ đạo, đôn đốc, tại sao vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng?

Ngày 30/9/2020, Diễn đàn Doanh nghiệp nhận được phản hồi từ Sở NN&PTNT Hà Nội theo văn bản số 3169/SNN-ĐĐ về việc phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.

Hàng loạt chỉ đạo, vẫn nằm trên giấy?

Cũng theo báo cáo của Sở NN&PTNT TP. Hà Nội, trước thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều, UBND Thành phố đã có hàng loạt các văn bản đôn đốc, chỉ đạo, thế nhưng, vi phạm vẫn hoàn vi phạm.

Cụ thể, từ năm 2020 đến nay, UBND TP. Hà Nội đã có tổng cộng 38 văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tuy nhiên, việc xử lý vi phạm vẫn còn hạn chế, nhiều địa phương không chỉ không xử lý những tồn đọng đang có, mà còn để vi phạm tiếp tục diễn biến phức tạp.

Không riêng năm 2020, trước đó, đối với thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều, UBND TP. Hà Nội cũng đã bám sát các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đôn đốc, chỉ đạo các địa phương vào cuộc, tuy nhiên, không nhiều chỉ đạo được đưa vào áp dụng trong thực tiễn khiến các vi phạm vẫn cứ thế gia tăng.

Đáng nói, để nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý đê điều trên địa bàn, xác định rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng né tránh trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cá nhân có thẩm quyền, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều;… UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 07/11/2016 và nay được thay thế bằng Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 về việc “quy chế trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn TP. Hà Nội”.

Quy chế có, chỉ đạo có,… vậy tại sao những vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn tiếp tục gia tăng?

Sau loạt bài viết báo động vi phạm pháp luật về đê điều Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh, ngày 14/8/2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6762/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc yêu cầu Bộ NN&PTNT cùng UBND TP. Hà Nội kiểm tra, xử lý nội dung báo nêu. Ngày 22/9/2020, sau khi tiếp nhận văn bản số 238/DĐDN-CV của Diễn đàn Doanh nghiệp, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 8069/VP-KT ngày 18/9/2020, yêu cầu Sở NN&PTNT chủ trì cùng UBND các quận, huyện, thị xã có đê chủ động liên hệ, phối hợp, cung cấp thông tin cho DĐDN. Ngày 30/9/2020, Diễn đàn Doanh nghiệp tiếp tục nhận được phản hồi từ Sở NN&PTNT TP. Hà Nội theo văn bản số 3169/SNN-ĐĐ về việc phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Có thể bạn quan tâm

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 6): Luật pháp chưa “bám sát” thực tiễn?

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 6): Luật pháp chưa “bám sát” thực tiễn?

    04:50, 04/10/2020

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 5):

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 5): "Điểm nóng" giữa Thủ đô

    14:05, 21/08/2020

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 4): Sai vì … “quyền lợi”p/người dân!?

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 4): Sai vì … “quyền lợi” người dân!?

    11:05, 01/08/2020

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 3): Phân lô, bán nền tại “vùng cấm”

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 3): Phân lô, bán nền tại “vùng cấm”

    11:00, 29/07/2020

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 2): Cơ quan chức năng “xé rào” cấp phép

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 2): Cơ quan chức năng “xé rào” cấp phép

    04:50, 17/07/2020

  • Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 1): Chính phủ “quyết liệt”, địa phương “xem thường”

    Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 1): Chính phủ “quyết liệt”, địa phương “xem thường”

    11:01, 10/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 7): Trách nhiệm người đứng đầu đang “bỏ ngỏ”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO