“Bảo hiểm số” theo cách của PAP

ĐÌNH ĐẠI 01/01/2021 08:35

Mặc dù chỉ mới có mặt trên thị trường, nhưng startup Papaya đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên thị trường và được đánh giá là một startup tiên phong trong lĩnh vực công nghệ bảo hiểm tại VN.

Nhà sáng lập Papaya cho rằng cạnh tranh sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về lợi ích của bảo hiểm số. (Ảnh: Papaya và PTI ký kết hợp tác kinh doanh bảo hiểm).

Nhà sáng lập Papaya cho rằng cạnh tranh sẽ giúp khách hàng hiểu thêm về lợi ích của bảo hiểm số. (Ảnh: Papaya và PTI ký kết hợp tác kinh doanh bảo hiểm).

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm ở Việt Nam được cho là tiềm năng. Tổng giá trị phí bảo hiểm mà các công ty trong ngành thu về chạm mốc 160.200 tỷ đồng năm 2019, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tỷ lệ sử dụng bảo hiểm ở Việt Nam vẫn rất thấp, khoảng 8,5% dân số có bảo hiểm.

TIÊN PHONG VỚI CÔNG NGHỆ

Chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp của mình, CEO Phan Đức Hùng, đồng sáng lập Công ty Công nghệ bảo hiểm Papaya cho biết, trước khi có quyết định khởi nghiệp này, anh đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu các mô hình ở nhiều nước khác nhau và mô hình đã để lại ấn tượng với anh là một công ty bảo hiểm mới ở Mỹ, với tên gọi là Lemonades.

Điều khiến anh ấn tượng ở mô hình này chính là đã giải quyết được nhiều nỗi đau của mọi người liên quan đến bảo hiểm. Tuy nhiên, nhà sáng lập trẻ Phan Đức Hùng cho rằng, để đem được mô hình này về nước để áp dụng là rất khó khăn, bởi luật lệ ở Việt Nam rất khác so với nước bạn.

PAPAYA mới chỉ tự động hóa 10% quy trình đòi bồi thường. nhân viên vận hành của papaya vẫn đang kiểm tra hồ sơ thủ công. với chỉ 4 nhân viên, PAPAYA xử lí khoảng 1.000 hồ sơ mỗi tháng. Hồ sơ Y Tế ở Việt Nam hiện nay chưa được chuẩn hóa. chúng tôi sẽ đầu tư vào tự động hóa nhưng cần thời gian” - nhà sáng lập PAPAYA Phạm Đức Hùng chia sẻ.

Anh cũng thừa nhận rằng, thị trường bảo hiểm vốn là một thị trường vô cùng khó khăn để khởi nghiệp và sự lựa chọn này có phần mạo hiểm nhưng có kế hoạch. Anh cho rằng, chỉ cần mình hiểu được cái cách vận hành của nó thì sẽ tìm được lối đi.

Trước đây tôi từng có một thời gian làm việc cho một công ty bảo hiểm, nên tôi có được cơ hội học hỏi những hình thức bán bảo hiểm qua công nghệ và làm được một sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật số thì khó khăn như thế nào. Từ đó, giúp tôi có được những kinh nghiệp quý báu để áp dụng vào dự án khởi nghiệp của mình hiện nay” -CEO Phan Đức Hùng chia sẻ.

Có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo bảo hiểm, đã giúp Papaya có được một bước đệm vững chắc. Tuy nhiên, do là một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ bảo hiểm nên Papaya vẫn gặp nhiều rào cản, mà điển hình là việc thuyết phục được các công ty bảo hiểm.

Để thuyết phục được các công ty bảo hiểm đồng ý hợp tác với mình không phải là một chuyện dễ dàng. Phải chứng minh được cho họ thấy sự vượt trội trong mô hình kinh doanh của mình so với các mô hình bán bảo hiểm truyền thống khác. Và may mắn là Papaya đã có được sự đồng hành của một doanh nghiệp bảo hiểm lớn thuộc Nhà nước” - CEO Papaya chia sẻ thêm.

Nói về những điểm vượt trội trong mô hình công nghệ bảo hiểm của mình, nhà sáng lập Phan Đức Hùng cho biết,với mô hình đại lý sẽ không đủ thời gian để giải thích hết cho khách hàng, vì trong một ngày có thể họ sẽ phải làm việc với nhiều khách hàng. Còn đối với một hệ thống online, khách hàng truy cập vào app, họ sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu về những sản phẩm mà mình quan tâm.

Ngoài ra, khách hàng có thể gửi những thắc mắc của mình thông qua hình thức chatbot trực tiếp với đội ngũ tư vấn viên của Papaya và sẽ nhận được những giải đáp ngay tức thì.

ĐỂ BIẾN GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC

Nhà sáng lâp Papaya từng có kinh nghiệm làm việc cho FWD. Từ đó, anh hiểu những rắc rối khi khách hàng đòi quyền lợi bảo hiểm, từ cả phía bệnh nhân lẫn công ty bảo hiểm. Quá trình này phần lớn thực hiện thủ công như điền giấy tờ, gửi email qua lại và quá trình thẩm định có thể mất vài tuần.

Đến thời điểm hiện tại, Papaya mới chỉ hoạt động ở mảng B2B. Khách hàng của Papaya gồm các công ty bảo hiểm đang dần nhận ra lợi ích của tăng tốc quá trình đòi quyền lợi của khách. Papaya hiện là đối tác của FWD và Bảo Minh. Hai công ty ủy quyền nhiều danh mục khách hàng doanh nghiệp để Papaya quản lí.

“Papaya hiện đang xử lí hồ sơ bồi thường bảo hiểm cho khoảng 8.000 người. Khách hàng có thể dùng ứng dụng di động để làm thủ tục tại các bệnh viện và phòng khám nằm trong mạng lưới hợp tác của các công ty bảo hiểm” - CEO Phạm Đức Hùng cho biết.

CEO Phạm Đức Hùng cho rằng, điều này giúp khách hàng nhận phê duyệt bồi thường trong 30 phút, đối với các đề nghị bồi thường dưới 3 triệu đồng. Thông thường, Papaya có thể phê duyệt đòi bồi thường bảo hiểm dưới 5 triệu đồng. Đối với những đề nghị giá trị bồi thường cao hơn cần phê duyệt từ các công ty bảo hiểm.

Hiện Papaya thu phí tương đương 6% phí bảo hiểm thường niên từ các công ty bảo hiểm, kèm theo đó là 2% phí duy trì dịch vụ ứng dụng di động. Theo đó, Papaya kì vọng có thể nhận doanh thu chạm mốc 250.000USD trong năm tới. Mục tiêu của Papaya
là đưa toàn bộ hành trình khách hàng với dịch vụ bảo hiểm sức khỏe lên nền tảng của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Bảo hiểm số” theo cách của PAP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO