Bảo hộ thương hiệu Việt: Vinataba và cuộc bạo chi tiền tỷ tìm lại “chỗ đứng”

Diendandoanhnghiep.vn Không nhiều lận đận như cà phê Trung Nguyên, thế nhưng, thương hiệu Vinataba cũng là một trong những cái tên đã phải bỏ tiền tỷ tìm lại thương hiệu khi gia nhập “sân chơi” kinh tế toàn cầu…

Mặc dù đã tạo được vị thế và chỗ đứng trên thị trường nội địa nhưng thương hiệu Vinataba của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã gặp phải không ít khó khăn khi gia nhập “sân chơi” kinh tế toàn cầu và bị các Công ty nước ngoài “ăn cắp” thương hiệu, dù trước đó từ ngày 19/5/1990, đơn vị này đã đăng ký và được cấp Văn bằng về nhãn hiệu tại Việt Nam.

Theo đó, năm 2001, thương hiệu Vinataba bị một Công ty của Indonesia có tên là P.T. Putra Stabat Industri chiếm đoạt trắng trợn bằng việc đăng ký thương hiệu tại nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Asean, thậm chí còn được chấp nhận độc quyền thương hiệu này tại một số nước.

Thương hiệu Vinataba cũng là một trong những cái tên tiêu biểu phải lao đao, vất vả trong hành trình lấy lại thương hiệu bị

Thương hiệu Vinataba cũng là một trong những cái tên tiêu biểu phải lao đao, vất vả trong hành trình lấy lại thương hiệu bị "đánh cắp"

Trước thực trạng trên, nếu không giành lại được quyền sở hữu nhãn hiệu, Vinataba sẽ phải đối mặt với việc không thể xuất khẩu hàng hóa chủ đạo của mình là thuốc lá sang các thị trường lớn và thị trường kế cận như Lào, Campuchia vì sẽ vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, hàng thật sẽ biến thành hàng giả.

Không chỉ có vậy, danh tiếng của sản phẩm mang thương hiệu Vinataba đích thực cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ở một số nước khác, việc sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu Vinataba được trở nên công khai và hợp pháp, nguy cơ chính những sản phẩm này sẽ được nhập lậu vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp tại thị trường gốc của Công ty Vinataba Việt Nam là không hề nhỏ.

Đe dọa cận kề và đặc biệt là nguy cơ cao về mất thị trường, rủi ro danh tiếng, Vinataba Việt Nam đã bước vào cuộc chiến giành lại thương hiệu, cùng với quyết tâm cao độ, sau 1 năm về cơ bản đơn vị này đã có những thành công nhất định.

Tại thời điểm đó, Vinataba Việt Nam cũng có những cơ sở pháp lý cơ bản, cùng với thực tế là sự phát triển và danh tiếng sẵn có của những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất tại các thị trường lân cận, nên nhờ đó, việc thu lại một số thị trường quan trọng của Vinataba Việt Nam cũng rất khả quan.

Thương hiệu Vinataba đã được lấy lại sau một hành trình gian truân

Thương hiệu Vinataba đã được lấy lại sau một hành trình gian truân, đầy tốn kém

Để tìm lại tên tuổi của mình ở những quốc gia đã bị doanh nghiệp bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Vinataba đã phải bỏ ra khoản chi phí lên tới 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài.

Sau một năm chiến đấu miệt mài với những chuyến đi và hồ sơ chứng minh việc đăng ký thương hiệu từ trước, ngày 24/01/2003 thương hiệu Vinataba cũng đã giành lại được tên tại Lào.

Trước đó, vào tháng 12/2002, tại Campuchia sản phẩm Vinataba của Việt Nam cũng được công nhận.

Và tại Trung Quốc, đến tháng 03/2003, việc sở hữu thương hiệu Vinataba của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam mới được công bố.

Riêng tại thị trường Indonesia, để được công nhận là doanh nghiệp có quyền sở hữu thương hiệu Vinataba, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã tốn không ít công sức để bác bỏ quyền sở hữu của Công ty Putra Stabat và buộc doanh nghiệp bạn phải hủy bỏ các sản phẩm mang thương hiệu Vinataba ở thị trường này.

Từ vụ việc của Vinataba, có thể thấy cuộc chiến bảo vệ thương hiệu luôn vô cùng căng go, dù đó là thương hiệu đình đám của thị trường nội địa, chỉ cần một phút lơ là, cánh cửa xuất khẩu có thể bị đóng sập bất cứ lúc nào.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy gia tăng thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, nếu không quan tâm đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp sẽ tự đánh mất đi nhiều cơ hội phát triển. Việc đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế không chỉ để bảo vệ thương hiệu của mình mà còn nâng cao uy tín trên các thị trường.

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và các đơn vị thành viên hiện đã đăng ký sở hữu 138 thương hiệu thuốc lá. Riêng sản phẩm thương hiệu Vinataba đã đăng ký tại 31 nước, và được 10 nước công nhận quyền sở hữu, sản phẩm thuốc lá Du lịch được đăng ký thương hiệu tại 22 nước khác, trong đó có 18 nước cấp đăng ký quyền sở hữu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo hộ thương hiệu Việt: Vinataba và cuộc bạo chi tiền tỷ tìm lại “chỗ đứng” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714041849 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714041849 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10