Số liệu trên được bà Dương Ngọc Linh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam cho biết tại sự kiện “Tọa đàm Ruy băng Trắng”
“Bất bình đẳng giới vẫn là một thách thức lớn trong sự phát triển của Việt Nam. Cơ hội việc làm còn hạn chế do tỷ lệ phụ nữ qua đào tạo nghề còn thấp; thu nhập thực tế của nữ chỉ bằng gần 80% của nam giới; tuổi nghỉ hưu của nữ sớm hơn nam giới 5 tuổi đã dẫn đến các hạn chế về tiêu chuẩn, độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm, tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội của lao động nam và nữ…" - bà Linh cho biết.
Bên cạnh đó, theo bà Linh, vấn nạn bạo lực giới đối với phụ nữ, trẻ em gái đang xảy ra khá phổ biến và ngày một nghiêm trọng. Có ít nhất 58% phụ nữ Việt Nam luôn phải lo lắng đối mặt hàng ngày với tình trạng bạo lực gia đình mà 87% chẳng bao giờ báo cáo để xin trợ giúp. Cứ 6 giờ thì có 1 trẻ em bị xâm hai tình dục. Hay 78,2% nạn nhân bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc ở Việt Nam là nữ giới trong khoảng độ tuổi từ 18 đến 30…
Bà Linh cũng cho biết, hàng năm, chúng ta mất đi 3,19% GDP bởi bạo lực gia đình. Những con số trên không chỉ là những hậu quả trước mắt của bạo lực giới. Nó không chỉ tác động đến bản thân người phụ nữ, mà còn tác đọng đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt là những đứa con của chúng ta trong tương lai và xa hơn nữa là tới sự phát triển và tiến bộ xã hội, trong đó có sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bà Linh cũng cho biết những mặt tích cực đạt được: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về thúc đẩy bình đẳng giới, với hơn 50% dân số, phụ nữ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, số lượng nhà khoa học nữ chiếm tỷ lệ cao và tăng dần (từ 41% năm 2011 lên 44,8% năm 2015).
Trong lĩnh vực kinh tế, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ tăng từ 4% năm 2009 lên 27,8% năm 2017, cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 19/54 trong bảng xếp hạng Chỉ số nữ doanh nhân, thứ 7/54 trong số các nước có nhiều chủ doanh nghiệp là nữ. Theo đánh giá mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2018, Việt Nam xếp thứ 6 trong 10 quốc gia bình đẳng nhất về giới tính.
Vinh dự là đại sứ của “Năm An toàn của phụ nữ, trẻ em Việt Nam” do Hội LHPN Việt Nam phát động, diễn viên Quyền Linh chia sẻ: “Cứ mỗi lần nghe tin tức về các vụ bạo lực mà ở đó nạn nhân là phụ nữ và trẻ em, tôi cảm thấy thật đau lòng, bất lực, bản thân muốn đóng góp thật nhiều về giảm tải tình trạng này”.
Theo bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, bình đẳng giới sẽ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh. Điều đó thôi thúc cần phải sớm hoàn thiện chính sách lồng ghép bình đẳng giới trên các lĩnh vực.
Đồng quan điểm đó, bà Vũ Phương Ly - Văn phòng Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, cho rằng, đầu tư cho sự phát triển của phụ nữ, đẩy lùi bạo lực với phụ nữ không chỉ giúp thúc đẩy bình đẳng giới mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế hơn. Những nỗ lực này đúng và cần thiết không chỉ ở cấp vĩ mô nền kinh tế quốc gia, chính sách mà còn ở cấp vi mô hơn ở các doanh nghiệp, thể chế, quy định của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
00:10, 07/04/2019
16:33, 06/04/2019
09:10, 05/04/2019
Sự kiện “Tọa đàm Ruy băng Trắng” năm 2019 do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Hội Liên hiệp phụ nư Việt Nam (CWD), Chính phủ Úc thông qua Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Aus4Skills), Trường Đại học Flinders Cơ quan Liên Hợp Quốc vê Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp tổ chức tại Cần Thơ, Hà Nội, Quảng Ngãi.