Bảo vệ bản quyền số: Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

KHÔI NGUYÊN 08/05/2023 03:40

“Việc bảo vệ bản quyền số là phần quan trọng nhất của tài sản số. Vì vậy, chủ sở hữu phải xem việc bảo vệ bản quyền số giống như bảo vệ tài sản vật lý hàng ngày, đừng để mất bò mới lo làm chuồng”.

Đó là chia sẻ của ông Hoàng Đình Chung – Giám đốc Trung tâm Bản quyền số (VDCA) xung quanh câu chuyện bảo vệ bản quyền trên môi trường số hiện nay.

>>Nhức nhối vi phạm bản quyền trên không gian mạng tại Việt Nam

hihihi

Phim hoạt hình Wolfoo đạt hơn 2 tỷ lượt xem mỗi tháng trên toàn cầu.

Theo ông Chung, việc bảo vệ bản quyền nói chung đã khó, việc bảo vệ bản quyền trên môi trường số còn gặp nhiều thách thức hơn nữa. Do đó, ông Chung cho rằng, vấn đề cần quan tâm đầu tiên là yếu tố công nghệ: Trên môi trường số thì công nghệ trở thành công cụ để xâm phạm bản quyền. Vì thế, chúng ta cần có công cụ công nghệ hỗ trợ để ngăn chặn vi phạm bản quyền.

Thứ hai là yếu tố pháp lý: Với sự hỗ trợ của các công cụ hỗ trợ, cá nhân, tổ chức có thể cho ra đời hàng chục, thậm chí hàng trăm nội dung số mỗi tháng. Việc thế, việc chứng minh nội dung số không vi phạm bản quyền hay rà quét để phát hiện nội dung vi phạm là vấn đề thách không chỉ cho các chủ sở hữu nội dung, các cơ quan quản lý mà của cả các các nền tảng cung cấp dịch vụ trung gian.

Thứ ba là chứng minh hành vi và xử lý vi phạm: Pháp luật hiện nay chưa công nhận bằng chứng điện tử, trong khi việc lập vi bằng là biện pháp được công nhận thì lại tốn kém cả thời gian và tiền bạc. Đây là cản trở lớn tới việc tự bảo vệ nội dung của các chủ sở hữu vì biết nội dung của mình bị xâm phạm. Điều này dẫn đến các cơ quan có chức năng xử lý khó đưa ra quyết định và hỗ trợ cho chủ sở hữu.

Thực tế, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nội dung số Việt nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức khi đã có hành lang pháp lý nhưng lại rất khó áp dụng cho các nền tảng xuyên biên giới. Đồng thời, thiếu công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trên không gian mạng.

Dẫn ví dụ điển hình về bài học kinh nghiệm của công ty Sconnect bảo vệ bản quyền số trong vụ việc “Sói Wolfoo” và “Heo Peppa Pig” thời gian qua, ông Chung cho biết: Sconnect đã tốn khoảng 1 triệu USD cho vụ kiện, thậm chí tòa án Nga đã công nhận Sconnect thắng kiện thì tòa án Anh lại không công nhận.

“Khi chúng ta phải đối mặt với những đối thủ có tiềm lực kinh tế, hiểu biết về pháp luật quốc tế, nếu các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam chỉ là các đơn vị nhỏ lẻ thì rất khó theo kiện. Một số nền tảng cung cấp dịch vụ trung gian lại tuân thủ theo luật của từng quốc gia, dẫn đến việc các doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng theo kiện được. Mà khi thua kiện thì bản đồ tín nhiệm đỏ, mức độ tín nhiệm càng thấp. Tôi cho rằng chúng ta cần có những bước đi đồng hành trong việc đi ra sân chơi toàn cầu” - ông Chung nhấn mạnh.

>>Bài học từ vụ Wolfoo: Doanh nghiệp chủ động bảo vệ bản quyền số ngay từ khi khởi nghiệp

Giám đốc Trung tâm Bản quyền số cho rằng, việc bảo vệ bản quyền số là phần quan trọng nhất của tài sản số. Vì vậy, chủ sở hữu phải xem việc bảo vệ bản quyền số giống như bảo vệ tài sản vật lý hàng ngày. Chủ sở hữu cần phải trang bị đủ công cụ hỗ trợ để bảo vệ tài sản của mình.

“Đó không chỉ là công cụ về công nghệ hỗ trợ, mà còn phải tự trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình hoặc phải tìm đến những đơn vị chuyên sâu uy tín về bảo vệ bản quyền số để được hỗ trợ ngay từ lúc có ý tưởng sáng tạo. Tránh rơi vào trường hợp mà dân gian gọi là ‘mất bò mới lo làm chuồng” – ông Chung nói.

Trao đổi với báo chí dưới góc nhìn chính sách xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông, Bộ TT&TT cho biết, lĩnh vực sáng tạo nội dung số đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, với mức doanh thu ghi nhận đến 800 triệu USD - năm 2022. Ngành công nghiệp CNTT khác với các ngành còn lại. Khi các ngành sản xuất chủ yếu dựa trên máy móc thì ngành CNTT chủ yếu dựa trên con người. Khi các ngành công nghiệp sản xuất dựa trên vật liệu thì ngành CNTT dựa trên dữ liệu. Do đó để thúc đẩy CNTT chúng ta cần có chính sách đặc thù.

Cụ thể theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, ngành công nghệ thông tin Việt Nam đã triển khai thúc đẩy Make In Vietnam. Tới đây, những nội dung số xuất khẩu ra thế giới phải được sản xuất ở Việt Nam, bởi con người Việt Nam - đây vốn là việc chưa được các nhà sản xuất nội dung trong nước chú trọng.

"Thay vì miễn thuế nhập khẩu linh kiện hay giảm thuế doanh nghiệp, chúng ta phải miễn thuế thu nhập cá nhân. Để thúc đẩy sự sáng tạo, thuế thu nhập cá nhân giải quyết rất nhiều vấn đề. Việc này giúp người sáng tạo làm ở nhiều công ty khác nhau, khi họ vẫn được hưởng thu nhập cá nhân đó. Đây là một trong những chính sách mà Bộ TT&TT sẽ tập trung trong thời gian tới” - ông Nghĩa cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, các nền tảng xuyên biên giới hiện nay như YouTube, TikTok, Facebook,... đã có công cụ phát hiện vi phạm bản quyền nhanh dựa trên công nghệ. Đó là một cơ hội cho các nhà sản xuất nội dung.

“Vì nếu lỡ có vi phạm thì các nhà sản xuất nội dung cũng sẽ phát hiện sớm và xử lý nhanh hơn” – ông Nghĩa nêu quan điểm và cho rằng các nhà sản xuất nội dung nên vững tin vào những sản phẩm đã được phát hành trên môi trường số.

Có thể bạn quan tâm

  • Hồi kết cho vụ thu phí bản quyền thanh long ruột đỏ LĐ1

    Hồi kết cho vụ thu phí bản quyền thanh long ruột đỏ LĐ1

    03:00, 25/02/2023

  • Thu phí bản quyền thanh long ruột đỏ xuất đi Nhật, Hàn Quốc là hợp lý

    Thu phí bản quyền thanh long ruột đỏ xuất đi Nhật, Hàn Quốc là hợp lý

    11:25, 18/02/2023

  • Cân nhắc Biểu mức trả tiền bản quyền với lĩnh vực truyền hình

    Cân nhắc Biểu mức trả tiền bản quyền với lĩnh vực truyền hình

    03:30, 30/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bảo vệ bản quyền số: Đừng “mất bò mới lo làm chuồng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO