Bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Việt Nam và các nước quanh Biển Đông không đơn độc

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông không đơn độc, chúng ta có sự ủng hộ mạnh mẽ về cả chính trị, ngoại giao và pháp lý của rất nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.

>> Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

Thông báo mới được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) cho biết, cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ 9h ngày 19/3 đến 18h ngày 9/4. Thông báo này được đăng vào lúc 16h38 ngày 19/3, hơn 7 tiếng đồng hồ sau khi cuộc tập trận bắt đầu.

Trước đó, ngày 4/3, Trung Quốc cũng thông báo cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 4-15/3. Thông báo không nêu rõ quy mô của cuộc tập trận, chỉ nói rằng cấm tàu thuyền vào khu vực liên quan.

Điều đáng lo ngại là Trung Quốc đang mở rộng hoạt động thăm dò biển sâu trên khắp vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tàu đổ bộ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập gần đây ở Biển Đôngp/CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM.CN

Tàu đổ bộ Trung Quốc trong một cuộc diễn tập gần đây ở Biển Đông CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM.CN

Trong một báo cáo gần đây, Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á có trụ sở tại Washington cho biết: “Trung Quốc cũng tiến hành một số lượng đáng kể cuộc khảo sát ở Biển Đông. Dữ liệu của hệ thống nhận dạng tự động (AIS) về các cuộc khảo sát của Trung Quốc từ năm 2020 và năm 2021 chứng kiến các hoạt động khảo sát của Trung Quốc kéo dài trên toàn bộ Biển Đông và thường xuyên diễn ra trong các EEZ của các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”.

Thực tế, Trung Quốc đã thực hiện hoạt động bồi đắp phi pháp trên một số hòn đảo và rạn san hô tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, xây dựng sân bay và các cơ sở vật chất khác. Bắc Kinh nói động thái này nhằm hỗ trợ hoạt động tìm kiếm và cứu nạn quốc tế nhưng cũng thừa nhận họ mở rộng các đảo vì mục đích quân sự. 

Liên quan đến vấn đề này, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Trung Quốc dường như đã xây dựng xong kho chứa tên lửa, nhà chứa máy bay, hệ thống radar cùng các hạ tầng quân sự khác ở đá Vành Khăn, đá Subi và đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Theo Đô đốc John Aquilino, các hành động của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược với lời đảm bảo trước đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp thành căn cứ quân sự.

Có thể nói, Trung Quốc từ lâu luôn muốn khẳng định chủ quyền trên toàn bộ khu vực Biển Đông và luôn trong tình trạng sẵn sàng gia tăng lực lượng quân sự để củng cố tham vọng của mình.

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. (Nguồn: AP)

Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông. (Nguồn: AP)

>> “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” để giữ vững chủ quyền biển đảo

Tuy nhiên, phải tái khẳng định rằng, chủ quyền quốc gia là không thể từ bỏ và là nguyên tắc bất biến trong quá trình dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Riêng với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhiều lần nêu rõ: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

“Mọi hoạt động liên quan đến 2 quần đảo này mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vô giá trị. Các nước cần hành động có trách nhiệm, tránh làm phức tạp tình hình, đóng góp vào hòa bình và an ninh ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.

Đáng mừng ở chỗ, liên quan đến những vấn đề thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là cương quyết không nhân nhượng, các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã khẳng định: “Chúng ta kiên quyết, kiên trì tinh thần “dĩ bất biến ứng vạn biến”".

Còn đối với mỗi người dân Việt Nam, ai cũng có khát vọng vươn lên và tinh thần ấy đang được khơi dậy. Khi đất nước chưa được độc lập thì khát vọng lớn nhất là đấu tranh giành độc lập tự do cho đất nước. Ngày nay là giữ vững độc lập, chủ quyền và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, băn minh. Khát vọng đó là điểm nhấn để củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chúng ta phải kế thừa truyền thống văn hoá giữ nước của cha ông và nâng cao lên tầm cao mới, kiên trì bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhưng từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp. Khẳng định tính đúng đắn, chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế và sử dụng tổng hợp gắn kết thế trận chặt chẽ giữa các lĩnh vực, cả chính trị ngoại giao, lịch sử, pháp lý.

Như TS Nguyễn Bá Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam đã khẳng định: Trong cuộc đấu tranh này, Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông không đơn độc, chúng ta có sự ủng hộ mạnh mẽ về cả chính trị, ngoại giao và pháp lý của rất nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Ngày nay, phần lớn các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ âm mưu cũng như những hành động bành trướng của Trung Quốc. Mỹ, EU, Ấn Độ, Anh, Nhật Bản, Australia, Indonesia và nhiều nước khác… đã lên tiếng phê phán và có biện pháp đáp trả, đặc biệt là đối với những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Sức mạnh kinh tế và quân sự to lớn chưa từng có cũng không giúp cho Trung Quốc buộc các nước phải làm ngơ trước các hoạt động bất hợp pháp trên Biển Đông. 

Cuối cùng, xin dẫn lại lời của đại biểu Dương Trung Quốc rằng: “Chúng ta có chiều dài lịch sử, không chỉ có chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn có thời kỳ rất dài của sự hoà hiếu Việt Nam - Trung Quốc. Chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm của ông cha để giữ tư thế của mình trong mối quan hệ ấy, để bảo đảm môi trường hoà bình, phát triển đất nước”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Việt Nam và các nước quanh Biển Đông không đơn độc tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711677183 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711677183 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10