Bất chấp COVID-19, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu nông lâm thuỷ sản

Diendandoanhnghiep.vn Tính chung 4 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần.

Theo Bộ NN&PTNT, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt gần 21,1 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2%; xuất siêu gần 2,8 tỷ USD (giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước).

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, phía Trung QUốc

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, phía Trung Quốc đã hạn chế giao thương qua các cửa khẩu.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 2,9 tỷ USD, giảm 16,9% so với tháng 4/2019 và giảm 18,9% so với tháng 3/2020. 

Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt gần 1,47 tỷ USD (giảm 14,7%), lâm sản chính khoảng 683 triệu USD (giảm 24,0%), thủy sản đạt 563 triệu USD (giảm 10,8%) và chăn nuôi đạt 41 triệu USD (giảm 27,7%).

Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10,0%; chăn nuôi ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8%. 

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm kim ngạch, trừ cà phê, hạt điều, rau, gỗ và sản phẩm gỗ, quế, mây tre,.. Cụ thể: giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,1 tỷ USD (tăng 1,5%); hạt điều đạt 948 triệu USD (tăng 4,2%); rau đạt 203 triệu USD (tăng 5,0%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,22 tỷ USD (tăng 3,5%); mây, tre, cói thảm đạt 162 triệu USD (tăng 11,8%).

Những mặt hàng giảm nhiều, như: Cao su đạt 383 triệu USD (giảm 31,1%), chè đạt 53 triệu USD (giảm 14,1%), hồ tiêu đạt 249 triệu USD (giảm 12%), quả đạt 952 triệu USD (giảm 19,6%), cá tra đạt 420 triệu USD (giảm 31,9%), tôm đạt 748 triệu USD (giảm 11,8%)…

Đáng lưu ý, về thị trường xuất khẩu, tính chung 4 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,8 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ và chiếm 23,4% thị phần.

Tiếp đến là Hoa Kỳ ước đạt 2,78 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ và chiếm 23,33% thị phần; thị trường EU ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 10,75% thị phần. Trong khi đó, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 2,9%, chiếm 9,0% thị phần. Xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 7,1% và chiếm 10,49% thị phần.

Trên thực tế, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương phía Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào nội địa.

Cụ thể, từ 3/4, phía Quảng Tây (Trung Quốc) đã ban hành thông báo về việc tăng cường quản lý dịch bệnh từ nước ngoài tại các cửa khẩu đường bộ và đường thủy. Theo đó, cơ quan chức năng của Trung Quốc sẽ thực hiện quản lý nghiêm cửa khẩu và các đường mòn biên giới.

Ngoài cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Đông Hưng, các cửa khẩu khác gồm cửa khẩu đường sắt Bằng Tường, Thủy Khẩu, Ái Điểm, Động Trung, lối mở Pò Chài…chỉ duy trì chức năng thông quan hàng hóa; tạm thời đóng các cửa khẩu, lối mở khác, thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt đối với hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Tại các cửa khẩu trên bộ, cấm thông hành đối với người của nước thứ 3.

Phía Trung Quốc cũng yêu cầu lái xe đến từ các tỉnh chưa phát sinh ca bị lây nhiễm dịch bệnh không được ra khỏi địa bàn thành phố Lạng Sơn và phải có kết quả xét nghiệm âm tính đối với COVID-19. Chỉ những người có tên trong danh sách Đội lái xe mới được xuất cảnh, nhập cảnh chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua lại hai bên.

Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc được cho là sẽ tăng nhu cầu trong tháng 5 khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây sẽ là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường này, doanh nghiệp Việt nên nghiên cứu xuất khẩu nông sản theo từng phân khúc, ở từng khu vực cụ thể.

Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã đạt được những kết quả chống dịch rất tích cực nên cũng đang có nhu cầu nhập khẩu nông sản chất lượng cao của Việt Nam.

Trong khi đó, thị trường Mỹ được đánh gía là sẽ có nhu cầu lớn về các sản phẩm nông nghiệp Việt như tôm, cá ba sa… Thị trường EU có nhu cầu về các loại rau quả chế biến; trái cây tươi. 

Bên cạnh đó, về nhập khẩu, tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản ước khoảng 9,17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 7,4 tỷ USD, giảm 9,1%.

Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì, cao su và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng (lần lượt là +8,0%, +47,0%, +4,2% và +17,6%), các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, phân bón giảm tới 21,0% (phân URE giảm 82,0%, DAP giảm 15,0%), thuốc trừ sâu giảm 18,3%, thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 19,7%, ngô giảm 33,1%, hạt điều giảm 13,9%, rau quả giảm 42,3%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 1,3%, thủy sản giảm 2,9%. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất chấp COVID-19, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713868871 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713868871 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10