Bất động sản Quảng Nam “ngủ đông”

Diendandoanhnghiep.vn Hiện nay, nhiều dự án bất động sản tại Quảng Nam gần như “bất động” và dừng thi công. Tình trạng này trái ngược với thời điểm các dự án rao bán rầm rộ trước đây.

>> Hải Dương: Đề xuất thu hút đầu tư các dự án nhà ở xã hội

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, trong quý 2 và 3/2023, tỉnh không có dự án đầu tư bất động sản mới được chấp thuận. Cùng với đó, tiến độ đầu tư các dự án hiện chậm; giá giao dịch giảm; giao dịch trầm lắng; một số khu vực rơi vào trạng thái ngủ đông.

dự án Khu đô thị Homeland Paradise Village

Dự án Khu đô thị Homeland Paradise Village vẫn đang thực hiện dở dang. 

Đến thời điểm hiện tại, nhiều dự án tại khu vực Quảng Nam gần như đã dừng hẳn việc thi công. Có thể kể đến như dự án Khu đô thị Homeland Paradise Village (thuộc Khu đô thị số 6) tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam). Theo đó, khu đô thị này với tổng diện tích quy hoạch là 31,43 ha và số vốn đầu tư lến đến 4.250 tỷ đồng.

Mặc dù dự án này được triển khai thực hiện từ năm 2019, nhưng đến nay, khu đô thị mới chỉ thi công nửa chừng rồi “bất động” nhiều năm nay. Ngoài ra, một số dãy nhà đã hoàn thiện phần thô nhưng một số hạng mục đã có dấu hiệu xuống cấp bởi bị “đắp chiếu” lâu ngày.

Qua tìm hiểu, dự án đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt chi tiết vào ngày 1/11/2019 và ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500. Vào tháng 5/2020, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị Home Land Paradise Village dưới hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư.

Bên cạnh các dự án gần như đã hoàn toàn ngừng thi công, một vài khu đô thị dù chỉ cần hoàn thành nốt một số hạng mục nhưng cũng đã “bất động”.

Liên quan đến vấn đề trên, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ ra một số vướng mắc của thị trường địa ốc tại khu vực này, trong đó khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp bất động sản tại địa phương chính là cơ chế tín dụng bị siết chặt. Bên cạnh đó, vấn đề về giải phóng mặt bằng các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không chỉ ảnh hưởng đến một vài dự án mà còn lan rộng đến hàng chục dự án.

Theo đó, công tác giải phóng mặt bằng các dự án phức tạp, cơ chế chính sách về bồi thường, giải phóng mặt bằng thay đổi qua các thời kỳ đã làm khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc kéo theo chậm tiến độ thực hiện dự án, chậm được giao đất, kéo theo toàn bộ dự án thực hiện không đúng tiến độ quy định.

Qua quá trình tìm hiểu, một số các dự án đầu tư bất động sản tại khu vực gặp vướng về công tác giải phóng mặt bằng như khu đô thị Smart City Quảng Nam (Điện Dương), dự án khu dân cư Green land của Công ty CP Vật tư, thiết bị và đầu tư xây dựng M.E.I….

>> Bảo đảm công bằng trong thu hồi đất

Ngoài ra, theo phản ánh từ các doanh nghiệp về việc giải quyết thủ tục hành chính chậm trễ theo phiếu hẹn. Cụ thể như thủ tục gia hạn tiến độ thực hiện dự án, thẩm định nhu cầu sử dụng đất đồng thời thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; thủ tục đăng ký biến động đất đai; thủ tục điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được thực thông qua dịch vụ công, nhưng thời gian xử lý, giải quyết hồ sơ vẫn chưa đúng giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Hiện nay, nhiều dự án bất động sản tại Quảng Nam gần như “bất động” và dừng thi công.

Nhiều dự án bất động sản tại Quảng Nam gần như “bất động” và dừng thi công.

Bên cạnh những vướng mắc về pháp lý thì còn tồn tại khó khăn liên quan đến nguồn vật liệu thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đất san lấp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, nguồn nguyên liệu đất đồi để san lấp, thi công công trình có nhu cầu rất lớn nhưng hầu hết các mỏ đã cấp đều hết phép hoặc không đủ trữ lượng để cung cấp, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án.

Từ những khó khăn trên, trước đó các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam đã kiến nghị địa phương có giải pháp cụ thể trong thời gian sớm nhằm hỗ trợ và tạo động lực để tái khởi động để doanh nghiệp hoàn thiện các dự án để đưa vào sử dụng.

Điển hình, Công ty CP Phức hợp Hà My, Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại và Dịch Vụ An Dương kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam đốc thúc đẩy nhanh quá trình gia hạn tiến độ, có quy trình quy định thủ tục gia hạn tiến độ trên hệ thống một cửa và cho phép gia hạn tiến độ đủ thời gian để thực hiện các quy trình thủ tục (không phù hợp với thực tế triển khai dự án và công tác giải phóng mặt bằng).

Các doanh nghiệp này đã được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) thông báo cấp tín dụng để giải ngân tài trợ nhu cầu vốn thanh toán tiền đất và chi phí phát triển dự án nhưng có điều kiện có văn bản gia hạn tiến độ thực hiện dự án thì mới giải ngân được. Do đó, các doanh nghiệp đề nghị các cấp đề xuất cho gia hạn tiến độ đối với 4 dự án đang triển khai tại Thị xã Điện Bàn.

Đặc biệt, về vướng mắc trong vấn đề tài chính, các doanh nghiệp đề nghị UBND tỉnh cho phép gia hạn tiến độ các dự án, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các tổ chức tín dụng để huy động nguồn vốn tiếp tục thực hiện dự án…

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản Quảng Nam “ngủ đông” tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714611692 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714611692 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10