BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 7-12/12: Quyết định "hồi tố" gây bất lợi cho doanh nghiệp

LÊ SÁNG tổng hợp 13/12/2020 06:12

Hà Nội "hồi tố" quyết định giao đất gây bất lợi cho doanh nghiệp; khó quản lý nhà chung cư; xuất hiện mô hình đầu tư đất rừng cam kết lợi nhuận khủng... là những tin tức bất động sản nổi bật tuần qua.

1/ Hà Nội "hồi tố" gây bất lợi cho doanh nghiệp: Quyết định giao đất cho Cienco 5 Land là đúng luật

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, ngày 25/11/2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 5269 điều chỉnh quyết định hành chính số 3128 ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây cũ về việc thu hồi và giao cho Công ty cổ phần Cienco 5 Land hơn 182 ha đất để thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hưng. 

Chia sẻ với PV, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội khẳng định: UBND tỉnh Hà Tây giao đất cho Công ty cổ phần Cienco 5 Land là đúng luật bởi theo quy định của pháp luật nhà đầu tư không trực tiếp đầu tư dự án BT hoặc BOT mà phải thành lập một pháp nhân thay mặt nhà đầu tư để đầu tư dự án BT, BOT.

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng Khoa Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

2/ Hà Nội "hồi tố" gây bất lợi cho doanh nghiệp: “Chủ đầu tư” hay “nhà đầu tư” mới là “chủ” dự án?

Xung quanh vụ "hồi tố" quyết định giao đất của TP Hà Nội, Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc trao đổi cùng Luật gia Trần Minh Sơn - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC). 

Th.s Luật gia Trần Minh Sơn - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC).

Th.s Luật gia Trần Minh Sơn - Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương (PIAC).

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

3/ Hà Nội khó quản lý nhà chung cư

Kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra từ ngày 7- 9/12, một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của cử tri và nhân dân Thủ đô thời gian qua là vấn đề quản lý, sử dụng chung cư. 

Cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ, công khai, minh bạch quỹ bảo trì

Cư dân chung cư Hòa Bình Green City 505 Minh Khai căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư trả sổ đỏ, công khai, minh bạch quỹ bảo trì

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

4/ Hà Nội khó quản lý nhà chung cư (KỲ II): Mô hình Ban quản trị có hiệu quả?

Qua thực tế hoạt động, cho đến nay mô hình Ban quản trị chung cư vẫn chưa thể hiện được hết vai trò mà cư dân kỳ vọng. Theo thống kê sơ bộ, trong số khoảng 830 chung cư thương mại đã đi vào sử dụng trên địa bàn TP Hà Nội, có gần 600 chung cư đã thành lập Ban quản trị.

Cư dân chung cư Victoria Văn Phú phải đấu tranh với Ban Quản trị mà chính mình bầu ra

Cư dân chung cư Victoria Văn Phú phải đấu tranh với Ban Quản trị mà chính mình bầu ra

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

5/ Hà Nội khó quản lý nhà chung cư (KỲ III): Có "yên tâm" để chủ đầu tư tự quản?

Nội chiến chung cư bởi lỗ hổng từ Ban quản trị, thế nhưng đề xuất để chủ đầu tư tự quản lý cũng không được khách hàng hoan nghênh. Trong bối cảnh tranh chấp chung cư xảy ra mạnh mẽ, các mô hình quản lý chung cư hiện tại đã để lộ nhiều yếu điểm. 

cư dân chung cư Artemis phản đối chủ đầu tư

cư dân chung cư Artemis phản đối chủ đầu tư

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

6/ Thành phố đảo đầu tiên Phú Quốc

Tại Phiên họp Thứ 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đang diễn ra, UBTVQH đã xem xét, quyết định việc thành lập Thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Với việc được công nhận là thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam, những cơ hội và lợi thế địa chính trị của Phú Quốc để phát triển kinh tế xã hội đã hiện hữu.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

7/ Thị trường bất động sản ra sao khi Phú Quốc lên thành phố?

Ông Đặng Đức Giới - Giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển bất động sản Đặc Khu cho biết, việc Phú Quốc lên thành phố chỉ là sự thay đổi về thể chế, không thể khiến giá đất "phi mã". Thông tin Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua quyết định thành lập thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã nhận được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia và giới đầu tư.

>> Đọc bài chi tiết TẠI ĐÂY.

8/ Chung cư biến thành condotel: Cuối năm khách hàng "rồng rắn" đòi nhà

Mới đây, hàng trăm khách hàng dự án Sơn Thịnh 2 nằm trên đường Lê Hồng Phong (TP Vũng Tàu) đã căng băng rôn tố chủ đầu tư lừa đảo, yêu cầu bàn giao nhà sau nhiều năm ký kết hợp đồng, đồng thời đề nghị chính quyền vào cuộc.

Khách hàng dự án Sơn Thịnh 2 căng băng rôn tố chủ đầu tư lừa đảo và yêu cầu bàn giao nhà

Khách hàng dự án Sơn Thịnh 2 căng băng rôn tố chủ đầu tư lừa đảo và yêu cầu bàn giao nhà

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

9/ Đất nền Hòa Lạc tiếp tục “căng hơi”

Thời điểm cuối năm, thị trường đất nền khu vực lân cận khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn như quả bóng tiếp tục được bơm căng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. 

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

10/ Xuất hiện mô hình đầu tư đất rừng sản xuất kèm cam kết lợi nhuận “khủng”

Gần đây, giới đầu tư bất động sản truyền tai nhau một mô hình đầu tư mới, lợi nhuận hấp dẫn lại rất “sinh thái”, giải pháp đầu tư đúng nghĩa giúp “tiền đẻ ra tiền” là tham gia mô hình đầu tư phát triển kinh tế rừng sản xuất của công ty CP đầu tư phát triển Wowland.

Mô hình đầu tư đất rừng sản xuất kèm cam kết lợi nhuận hấp dẫn của Wowland đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư. Ảnh: fip.vn

Mô hình đầu tư đất rừng sản xuất kèm cam kết lợi nhuận hấp dẫn của Wowland đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà đầu tư. Ảnh: fip.vn

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

11/ Hủy 61 dự án chậm triển khai tại TP.HCM

HĐND TP.HCM vừa thông qua việc thu hồi đất đối với 61 dự án đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ năm 2017 nhưng quá 3 năm chưa triển khai. Mới đây, trong kỳ họp 23 HĐND TP.HCM khoá IX, HĐND TP.HCM đã thông qua việc hủy bỏ 61 dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố. 

HĐND TP.HCM đã thông qua việc hủy bỏ 61 dự án cần thu hồi đất

HĐND TP.HCM đã thông qua việc hủy bỏ 61 dự án cần thu hồi đất

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

12/ Siêu dự án Kim Chung - Di Trạch nợ hàng trăm tỷ đồng tiền sử dụng đất

Theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, hiện Thanh tra Chính phủ (TTCP) đang trong quá trình dự thảo kết luận liên quan đến dự án KĐT Kim Chung - Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội) sau cả thập kỷ “ngủ quên”. 

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, dự án đến nay vẫn chưa thành hình.

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, dự án đến nay vẫn chưa thành hình.

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

13/ Bắc Giang phê duyệt nhiều dự án không phù hợp quy hoạch

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2006 - 2017, tỉnh này đã để ra nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất gây ảnh hưởng đến quy hoạch và làm thất thu ngân sách nhà nước.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến quy hoạch và làm thất thu ngân sách nhà nước tại Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2017

Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm trong quản lý sử dụng đất, gây ảnh hưởng đến quy hoạch và làm thất thu ngân sách nhà nước tại Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2017

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

14/ Cấp thiết có Bộ chứng chỉ công trình xanh Việt Nam

Công trình xanh là xu thế mà ở đó Nhà nước, nhà đầu tư và cả người dân cần chung tay phát triển. Bộ tiêu chí công trình xanh là động lực thúc đẩy thị trường này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

15/ Công trình xanh - "Bài toán" bền vững và lâu dài

Diễn đàn Doanh nghiệp đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thúy Loan – Phó Viện trưởng Viện kiến trúc Quốc gia – Bộ Xây dựng về những vấn đề xoay quanh bài toán công trình xanh tại Việt Nam.

16/ Lạc quan thị trường bất động sản

Giai đoạn 2019-2020, sau thời gian phát triển nóng, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại khi nguồn cung và giao dịch giảm. Đây có thể coi là thời gian "thử thách" và "chọn lọc" thị trường. 

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

17/ Giải bài toán liên kết không gian vùng đô thị, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long

Hạ tầng đô thị, công tác cấp thoát, xử lý nước và tuyến giao thông thuỷ bộ là các trọng điểm để giải bài toán liên kết vùng không gian đô thị ĐBSCL. 

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

18/ Hội thi thợ giỏi ngành xây dựng trở lại thành công sau hơn 20 năm

Hội thi thợ giỏi ngành xây dựng năm 2020 đã diễn ra thành công sau hơn 20 năm vắng bóng. Hội thi đã thu hút 250 thợ lành nghề của 20 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng.

>> Chi tiết TẠI ĐÂY.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
BẤT ĐỘNG SẢN TUẦN TỪ 7-12/12: Quyết định "hồi tố" gây bất lợi cho doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO