“Bắt nạt” - cái sai thì sửa, có lỗi thì nhận

Diendandoanhnghiep.vn Đất nước 100 triệu dân có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh cùng truyền thống văn hoá hiếu học, yêu chuộng văn chương thơ phú như Việt Nam không hề thiếu nhân tài về thi ca, văn học.

>> Giáo dục Việt Nam và những nỗi đau

Đất nước 100 triệu dân có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh cùng truyền thống văn hoá hiếu học, yêu chuộng văn chương thơ phú như Việt Nam không hề thiếu nhân tài về thi ca, văn học.

Kiệt tác thì khó nói do cần hội tụ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, nhưng những tác phẩm hay thì không hề thiếu. Nhiều hội nhóm yêu thơ ca văn học trên mạng xã hội như Facebook có bài thơ, câu thơ đẹp như tranh:

“Xa xa ở phía cổng làng
Có đàn trâu gặm nắng vàng ven đê”.

Thơ viết chơi còn hay như vậy, thì còn biết bao nhiêu bài thơ hay của các nhà thơ có tên tuổi, hoàn toàn có thể được lựa chọn đưa vào sách giáo khoa, để các em học sinh cảm thụ, cảm nhận được cái hay, vẻ đẹp, ý tứ trong thơ khơi lên cảm hứng sáng tạo, tình yêu quê hương đất nước, yêu thầy cô, quý mến bạn bè…

Sơ đồ vần điệu của bài thơ

Sơ đồ vần điệu của bài thơ "Bắt nạt". Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Không viết được thơ, nhưng người viết cũng là người yêu thơ, thấy được hình ảnh, âm thanh nhịp điệu trong thơ nên có thể khẳng định bài thơ “Bắt nạt” trích trong tập thơ Ra vườn nhặt nắng của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh được chọn in trong sách giáo khoa lớp 6 môn Ngữ văn thuộc bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục là bài thơ chưa hay, chưa xứng đáng được chọn vào trong tài liệu giảng dạy cho học sinh THCS.

Nguyễn Thế Hoàng Linh là người viết đã khẳng định được vị thế của mình trên văn đàn tiểu thuyết “Chuyện của thiên tài”, được giải thưởng của hội nhà văn cùng với khối lượng sáng tác đồ sộ với hàng ngàn bài thơ, nhưng tác phẩm này của nhà thơ tối nghĩa, dù có ép hiểu theo ý giáo dục tích cực nào cũng khiên cưỡng.

Bạo lực học đường với các trò “bắt nạt” là nỗi đau của học sinh mọi thời, có thể cố hiểu theo ý của tác giả với cách viết hiện đại, mang hơi thở mới để chống lại bạo lực học đường với các ý:

“Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn”…

>> Học thêm - cái nhìn khách quan

Ý thì ổn, nhưng nhịp điệu với từ ngữ thì không phù hợp với học sinh THCS mà giống thơ của lớp mẫu giáo với câu thơ như dặn dò.

Khổ thơ với lời khuyên học hát rồi nhảy híp hóp liệu có phù hợp với đại chúng học sinh trên các vùng miền lãnh thổ như núi cao, hải đảo, vùng quê, hay chỉ phù hợp với học sinh thành phố. Rồi coi việc ăn mù tạt như một thử thách to lớn cần đối diện với lời như thách đố “Sao không trêu mù tạt?”

Nguyên văn bài thơ Bắt nạt trong SGK Ngữ văn lớp 6.

Nguyên văn bài thơ Bắt nạt trong SGK Ngữ văn lớp 6.

Mù tạt chưa bao giờ là gia vị phổ thông đại chúng trên mâm cơm người Việt thường ngày. Nó chỉ phù hợp với các món ăn mang phong vị Nhật Bản, Hàn Quốc… thứ mới du nhập vào Việt Nam từ ngày mở cửa và thường xuất hiện ở nhà hàng. Nên câu “Sao không trêu mù tạt?” là một câu hỏi mà người đọc chỉ biết cười ngượng nghịu chứ không biết diễn giải ra sao?

“Đừng bắt nạt mèo chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả…”.

Chưa hay về vần điệu, câu từ cùng các biện pháp tu từ thường sử dụng trong thơ. Nhưng câu: “Vì bắt nạt dễ lây” thì thật bí từ, tối nghĩa.

“Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu cần bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay”

Người đọc chờ một giải pháp tích cực khi có tín hiệu tốt trong khổ thơ này, hy vọng sẽ có biện pháp thích hợp để giải quyết “Bạn nào bắt nạt bạn” như báo sao đỏ, báo thầy cô, ba mẹ để can thiệp hay cực đoan nhất là “để tớ bảo vệ bạn”. Thì kết quả lại là sự thụ động yếu ớt, không có tính giáo dục:

“Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi”.

Vậy ra cách giải quyết của vấn đề là kiểu AQ gọi đến để bắt nạt thêm nạn nhân nữa vì “Bị bắt nạt quen rồi”. Hoá ra gọi đến không phải là để giải quyết mà để bắt nạt một thể rồi kết bài bằng câu “Vì bắt nạt rất hôi”. Bắt nạt là hiện tượng tâm lý, đâu phải bệnh lý mà có thể toả ra mùi hôi, câu này hoàn toàn phi logic, phi thực tiễn.

Nếu giọng điệu thơ này đại diện cho thơ đương đại thì có thể thế hệ trước quá già cỗi, cổ hủ, không tiếp cận được cái mới, hay là sự bế tắc trong sáng tạo thơ ca văn chương? Hỏi cũng đã là trả lời.

Kho tàng ngôn ngữ giống như cái mỏ. Nhà văn, nhà thơ phải chăm chỉ đào xới trong mỏ ngôn từ ấy để lọc ra câu văn vàng, câu thơ kim cương trong bùn lầy đất đá làm “khuôn vàng thước ngọc” để đưa vào sách giáo khoa. Quyển sách góp phần định hình lên nhân cách, nhân phẩm cách tư duy, trình độ, tri thức của thế hệ tương lai.

Đổi mới là cần thiết. Thế hệ hiện nay khó có thể hiểu được tình cảnh của “chị Dậu”, khó nhìn thấy cảnh “vợ nhặt”, hay ông giáo khổ trường tư từ các tác phẩm văn học kinh điển, nhưng hoàn toàn có thể lựa chọn ít nhất những bài văn thơ hay có tính thẩm mỹ, tính giáo dục hơn bài thơ này để đưa vào sách giáo khoa.

Lỗi này không thuộc về nhà thơ, mà thuộc về nhóm biên soạn sách, bởi có cả hội đồng làm sách giáo khoa với nhiều vòng kiểm duyệt, kiểm định về chất lượng. Hãy nghiêm túc nhìn nhận sai thì sửa, lỗi thì nhận. Hãy thẳng thắn thừa nhận thiếu sót, thay thế bổ sung tác phẩm có chất lượng hơn, thay vì tìm mọi lý do bao biện.

Đó cũng là một cách “bắt nạt” lại người đọc, “bắt nạt” học sinh khi áp cái nhìn chủ quan, phiến diện vào công việc mình được giao phó.

  

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bắt nạt” - cái sai thì sửa, có lỗi thì nhận tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714468144 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714468144 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10