Sự thay đổi cơ cấu quyền lực trong lưỡng viện Quốc hội Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng lớn tình hình chiến sự Nga - Ukraine, trước mắt là gói viện trợ hàng chục tỷ USD.
>>Joe Biden phát thông điệp cảnh báo Nga!
Nói về khả năng đàm phán kết thúc chiến sự Nga - Ukraine, các nhà hoạch định chiến lược ngoại giao ở xứ sở bạch dương nhận định, Washington mới là phía nắm lá phiếu quyết định, nên việc thảo luận phải bắt đầu với Mỹ, chứ không phải Ukraine.
Đây là quan điểm rất đáng chú ý, thừa nhận vai trò của Mỹ không chỉ với cuộc khủng hoảng Đông Âu mà còn ở bất cứ đâu trên thế giới. Liệu rằng, những thay đổi cán cân quyền lực (nếu có) ở Mỹ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có ảnh hưởng đến xung đột Nga - Ukraine?
Về quan điểm tổng thể, cho dù ai làm Tổng thống Mỹ, đảng nào kiểm soát Quốc hội Mỹ thì “gen” chống Nga của người Mỹ vẫn không thay đổi. Đây là câu chuyện đã được lịch sử chứng minh. Vì sao?
Trong hệ quy chiếu triết học, Mỹ - Nga vướng vào mâu thuẫn cơ bản - là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các sự vật.
Biểu hiện ra bên ngoài là xung đột hệ thống chính trị, một bên là tư bản điển hình và một bên là CNXH tiêu biểu. Hai quốc gia đối kháng lợi ích kinh tế, tranh giành tầm ảnh hưởng trên thị trường năng lượng; chạy đua không dứt về công nghệ quân sự, thị phần xuất khẩu vũ khí.
Gần đây, nước Nga dưới thời ông Putin trở lại cạnh tranh kịch liệt với Mỹ trên mặt trận “địa chính trị”, Moscow muốn kiểm soát Đông Âu, đẩy lùi “mối nguy Mỹ”; còn Washington lại coi châu Âu là thành trì từ xa ngăn chặn “chủ nghĩa dân tộc Nga”. Do đó, việc mở rộng NATO về phía Đông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh ở Ukraine.
Điển hình trong chiến sự Nga - Ukraine, Tổng thống Joe Biden lãnh đạo phe phương Tây, thiết kế tất cả chương trình cấm vận, viện trợ khổng lồ cho Kiev; đóng vai trò là bệ đỡ vật chất lẫn tinh thần giúp chính thể Zelensky đứng vững sau gần 9 tháng chiến sự Nga- Ukraine.
Đó là những mâu thuẫn không cách gì giải quyết được, hầu như kể từ sau chiến tranh Lạnh, các lãnh đạo Nga - Mỹ chưa nghĩ đến việc hàn gắn quan hệ ngoại giao, thay vào đó còn tạo thêm mâu thuẫn.
Từ năm 2008 đến nay, Mỹ có 3 đời Tổng thống, ông Obama và Biden thuộc đảng Dân chủ, ông Trump thuộc đảng Cộng hòa. Dù khuynh hướng chính trị khác nhau nhưng đều giao nhau một điểm cắt: Chống Nga.
>> Gây sức ép với Ukraine, Nga "cạn" dần chiến thuật
Ví dụ, năm 2014 Nga sáp nhập Crimea, lúc đó Tổng thống Obama lập tức trả đũa bằng cách cấm vận Nga. Sau đó, ông Trump còn để lại “di sản” cấm vận đồ sộ không kém với 700 lệnh nhằm vào Nga và các nước có xu hướng thân Nga. Đến lượt ông Biden, tuy được cho là ôn hòa nhưng không hề có dấu hiệu “mềm mỏng” với Moscow.
Chính trường Mỹ thường dậy sóng trong các kỳ bầu cử, đấu đá quyền lực không nhượng bộ, không thỏa hiệp, song bất kỳ đảng phái nào, Tổng thống nào cũng đặt lợi ích Mỹ lên trên hết. Trong trường hợp này, chống Nga là phục vụ lợi ích Mỹ.
Các tập đoàn Mỹ sở hữu đất đai ở Ukraine nhiều hơn bất cứ ai, công nghiệp quốc phòng, lái súng hưởng lợi ích lâu dài; quan trọng hơn nữa là Washington dựng lên một đồng minh thân cận sát nách nước Nga.
Dĩ nhiên, sẽ có một số thay đổi nếu quyền lực trong lưỡng viện Quốc hội Mỹ bị xáo trộn. Ông Kevin McCarthy, lãnh đạo thiểu số ở Hạ viện, nói: “Nếu đảng phe Cộng hòa chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, họ sẽ không tiếp tục viết ngân phiếu vô tận cho Ukraine”. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley, cũng cho rằng hỗ trợ Ukraine “không vì lợi ích của Mỹ” và việc này “cho phép châu Âu ăn bám”.
Có thể bạn quan tâm
"Cơn ác mộng" Afghanistan của ông Biden trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022
12:08, 03/09/2021
Bầu cử Mỹ: Ông Donald Trump hết cơ hội đảo ngược tình thế
10:42, 14/12/2020
Hậu bầu cử Mỹ: Chính quyền Trump khởi động quá trình chuyển giao quyền lực!
07:07, 24/11/2020
Hậu bầu cử Mỹ: Liệu mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ có sự thay đổi?
05:04, 01/12/2020
Giữa tâm điểm quyết bầu cử Mỹ: Dow Jones lập tiếp kỷ lục, vàng vẫn “bình tĩnh”
08:34, 07/01/2021