Bẫy “tín dụng đen” – Bài 2: Công nhân “sa chân”, giám đốc cũng chịu “đòn”

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều công nhân sập bẫy “tín dụng đen” phải sống trong sợ hãi với những “đòn” khủng bố. Thậm chí, để đòi nợ, các đối tượng còn đòi “xử” cả giám đốc nơi công nhân làm việc…

hihihi

Những tờ rơi quảng cáo cho vay được dán khắp các ngõ, ngách trên từng con đường. Ảnh: K.N

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thời gian qua, với việc vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng, tội phạm "tín dụng đen" đã biến tướng dưới nhiều hình thức hết sức tinh vi, cùng diễn biến phức tạp hơn.

Đáng chú ý, theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, "tín dụng đen" đã len lỏi sâu vào đời sống của công nhân lao động, không ít công nhân vì cuộc sống còn nhiều khó khăn đã sa chân vào bẫy. Người phải làm việc còng lưng trả nợ, người phải chịu các hình thức khủng bố tinh thần, thậm chí là đe dọa đến tính mạng, ngày ngày phải thấp thỏm sống trong sợ hãi…Thậm chí để đòi được nợ, các đối tượng tiếp tục “tấn công” từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp cho đến lãnh đạo công đoàn, quản lý, giám đốc nơi công nhân làm việc.

Bắt đầu từ những ngày cuối tháng 7, ông T.Đ.V- Tổng Giám đốc một công ty trong lĩnh vực sản xuất tại Hà Nội phải khổ sở với các cuộc điện thoại lạ đòi nợ. Biết ngày Chủ Nhật được nghỉ nên các đối tượng không gọi điện, tuy nhiên cứ đến thứ Hai đầu tuần, ông T.Đ.V nhẩm tính có tới 400 cuộc điện thoại gọi đến “khủng bố” cùng nội dung, “ông mà không giục nhân viên của mình trả tiền thì tốt nhất nên bỏ số điện thoại này luôn đi”. Tình trạng như vậy cứ liên tục diễn ra khiến vị sếp doanh nghiệp này mệt mỏi, công việc đình trệ bởi không thể liên hệ với đối tác, khách hàng.

Hay như trường hợp của ông L.T.T, Chủ tịch công đoàn một công ty ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết, cả ban chấp hành công đoàn bị các đối tượng lạ khủng bố. Ông T. cho biết nhóm này khủng bố cả ngày, cứ 5 - 10 phút gọi một lần, chặn số này thì số khác lại gọi tới, rất phiền phức. Ông L.B.H, Phó chủ tịch công đoàn một công ty ở huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), thì quá mệt mỏi khi suốt ngày bị nhóm đòi nợ khủng bố. “Họ nhá máy rồi gọi điện liên tục, hăm dọa đủ kiểu làm xáo trộn mọi công việc. Hết gọi cho tôi lại chuyển sang gọi những người thân khác trong gia đình tôi. Sau đó họ còn khủng bố trên Facebook, ghép ảnh xúc phạm danh dự”, ông H. bức xúc.

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phải gửi công văn đến Cục An ninh kinh tế (A04 - Bộ Công an) về việc các cá nhân quấy nhiễu, đe dọa và bôi nhọ lãnh đạo nhiều doanh nghiệp thủy sản.

Theo đại diện VASEP cho biết: Gần đây, Văn phòng VASEP nhận được phản ánh của nhiều doanh nghiệp thành viên về việc lãnh đạo của doanh nghiệp bị quấy nhiễu, đe dọa và bôi nhọ một cách trắng trợn, công khai (qua điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội…) từ các cá nhân không quen biết, được cho là từ các tổ chức tín dụng cho vay tiêu dùng cá nhân, ảnh hưởng nặng nề và tiêu cực đến các doanh nghiệp, tâm lý lãnh đạo doanh nghiệp cũng như trật tự xã hội. Số lượng các doanh nghiệp phản ảnh rất nhiều, danh sách lên đến hàng chục và còn nhiều đơn vị khác chưa lên tiếng. Trước thực trạng đó, VASEP đã tổng hợp các trường hợp và gửi đến cơ quan chức năng để yêu cầu xử lý.

>>“Tín dụng đen” núp bóng App vay tiền: Triệt phá đường dây nghìn tỉ tại 28 tỉnh

hihihi

Công nhân là đối tượng dễ sa vào bẫy tín dụng đen, chủ doanh nghiệp cũng bị liên lụy. Ảnh: Chí Nhân

Theo phản ánh và tự tìm hiểu ban đầu của các doanh nghiệp, trong hơn 2 năm qua, dịch vụ vay tiêu dùng nhanh có dấu hiệu rộ lên ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại ĐBSCL, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các công ty, tổ chức tín dụng cho vay cá nhân thông qua app trên smartphone hoặc chỉ cần một cú nhấp chuột trên máy tính, với nhiều thông tin quảng cáo hấp dẫn, lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết của người lao động để dụ dỗ, lôi kéo cho vay.

Khi các công nhân, người lao động không trả được nợ, các cá nhân (được cho là từ các công ty, tổ chức tín dụng cho vay) đã gọi điện và nhắn tin liên tục, đe dọa, quấy nhiễu, chửi bới đến ban giám đốc, công đoàn, các phòng ban của công ty mà người lao động đang làm việc. Ngoài ra, các đối tượng này còn lên các mạng xã hội bôi nhọ công ty, cắt ghép hình ảnh của lãnh đạo công ty và lan truyền như đang truy tìm đối tượng lừa đảo, thậm chí tung tin lãnh đạo công ty đã chết... Các thủ đoạn này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, làm xáo trộn cuộc sống và gia đình người lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù thời gian qua, các doanh nghiệp đều đã phản ánh, báo cáo sự việc tới chính quyền tại các địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, nhưng các vụ việc này vẫn ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Theo VASEP, đây là một vấn nạn ngày càng có dấu hiệu phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp cũng như trật tự an toàn xã hội. Việc quấy nhiễu, đe dọa và bôi nhọ người khác, đến lãnh đạo doanh nghiệp một cách công khai, trắng trợn không chỉ có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro đối với sự an toàn của các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động.

Theo Bộ Công an, một trong những nguyên nhân giúp “tín dụng đen” có nhiều “đất sống” là bởi nhiều người còn khó tiếp cận được với nguồn tín dụng hợp pháp từ ngân hàng, do đòi hỏi nhiều điều kiện rất chặt chẽ; ngược lại tín dụng đen thủ tục thực hiện vô cùng đơn giản.

Khách hàng của tín dụng đen thường đang ở trong hoàn cảnh “cùng quá hóa quẫn”, sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện, miễn có tiền giải quyết nhu cầu nóng và thường không nhận thức được mối nguy hiểm phía sau.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội cho hay, tín dụng đen đã biến tướng dưới hình thức cho vay qua các app trên không gian mạng. Hiện nay đã xuất hiện nhiều ứng dụng, website giả, nhái, sử dụng tên gọi, logo, giao diện… giống hoặc gần giống các ứng dụng của ngân hàng chính thống, ứng dụng không rõ nguồn gốc do đơn vị chủ quản là người nước ngoài.

Do đó, việc đấu tranh tội phạm “tín dụng đen” biến tướng trên với lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn. Một trong những khó khăn theo vị lãnh đạo này là một số bị hại lại giấu thông tin, thậm chí không hợp tác với cơ quan điều tra hoặc bị đe dọa khống chế nên không dám tố giác, trình báo do sợ bị trả thù, sợ bị làm rõ việc vay tiền dùng vào một số việc bất chính… Đến khi cơ quan công an phát hiện, chứng cứ thu thập được bị hạn chế, khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.

Còn nữa…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bẫy “tín dụng đen” – Bài 2: Công nhân “sa chân”, giám đốc cũng chịu “đòn” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711709540 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711709540 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10