“Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia cho rằng, Châu Á sẽ là khu vực tăng trưởng tích cực trong năm 2023 và trở thành “bệ đỡ” cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

>> Bất ổn kinh tế toàn cầu (Kỳ II): Nguy cơ suy thoái kinh tế

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã chỉ ra 5 lý do dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2023, nhưng vẫn còn một vài điểm sáng tiềm năng.

p/Dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và năm 2023 của một số quốc gia (Nguồn: OECD)

Dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022 và năm 2023 của một số quốc gia (Nguồn: OECD)

5 nguyên nhân

Thứ nhất là lạm phát cao dai dẳng. Lần đầu tiên sau nhiều năm OECD bày tỏ bi quan về tình hình lạm phát toàn cầu đang diễn ra do có rất nhiều nguyên nhân dẫn lạm phát. Ngoài chiến sự Nga - Ukraine khiến giá năng lượng tăng cao, còn có tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch COVID-19; Trung Quốc chưa từ bỏ “zero COVID”…

Thứ hai là giá năng lượng cao. Phần lớn các quốc gia xếp năng lượng vào chỉ số giá đầu vào, do vậy sự biến động trên thị trường năng lượng tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Thêm nữa, trong phân khúc khí hóa lỏng (LNG), hợp đồng dài hạn mua bán LNG trước năm 2026 đã được bán hết, trong khi nguồn cung không được đầu tư thêm, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng LNG. Trong khi các nguồn tiềm năng như dầu đá phiến Mỹ và khả năng nới lỏng nguồn cung dầu mỏ từ Trung Đông là không khả thi.

Thứ ba là thu nhập thực tế hộ gia đình suy yếu. Lương của lao động tại Mỹ thấp nhất trong vòng 1/4 thế kỷ qua, mức thu không theo kịp lạm phát, trung bình còn 23,14USD/giờ thay vì con số lý tưởng trước đó 33,65USD/giờ. Chuyên gia kinh tế Peter Earle của Viện Nghiên cứu Kinh tế Mỹ bình luận: “Cứ đà này, người làm công ăn lương không còn xu dính túi trước khi kịp tiêu xài”.

Thứ tư là niềm tin giảm sút. Theo dữ liệu của CNBC, chỉ số Nasdaq cho thấy nhà đầu tư toàn cầu mất 7,4 nghìn tỷ USD kể từ đầu năm 2022, trong khi các đợt IPO năm nay chậm lại sau nhiều năm bùng nổ.

Thứ năm là chính sách tiền tệ thắt chặt. Việc nhiều ngân hàng trung ương tăng lãi suất liên tục đã làm tăng chi phí tài chính và cản trở khả năng tiếp cận vốn dễ dàng của các doanh nghiệp. Điều này gây ra tác động liên hoàn, doanh nghiệp teo tóp, người lao động mất việc dẫn đến thu nhập thực tế giảm, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.

>> Khó khăn kéo dài với kinh tế toàn cầu

Những “cơn đau” nói trên vẫn chưa dừng lại, FED dự kiến còn tăng lãi suất nhiều lần trong thời gian tới trước khi có thể giảm lãi suất vào đầu năm 2024.

Trông chờ ở Châu Á

Báo cáo của OECD nhận định, triển vọng toàn cầu cũng đang ngày càng trở nên mất cân bằng, với các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn của châu Á chiếm gần 3/4 mức tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2023.

Châu Á được kỳ vọng là bệ đỡ kinh tế toàn cầu năm 2023

Châu Á được kỳ vọng là bệ đỡ kinh tế toàn cầu năm 2023

Một trong những nền kinh tế được kỳ vọng là Ấn Độ, dự đoán sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ hai thế giới, ở mức 6,6% trong năm 2022 và 5,7% vào năm 2023. Nền kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng tăng trưởng 3,3% trong năm nay, sau đó sẽ cải thiện lên 4,6% vào năm 2023. Đặc biệt, Saudi Arabia sẽ đạt tốc độ tăng trưởng số 1 thế giới.

Ấn Độ đang bước vào giai đoạn “vàng” cho tăng trưởng kinh tế nhờ nắm giữ tiềm năng tăng trưởng dài hạn, đó là nhân tố nhân khẩu học và lao động. Nhờ vậy, họ hưởng trọn lợi thế từ các công ty bỏ chạy khỏi Trung Quốc, tỷ trọng đầu tư nước ngoài so với GDP ở quốc gia Nam Á này đã vượt qua Trung Quốc.

OECD dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tăng trưởng 2,2%, giảm so với mức 2,8% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 6. Trong khi đó, vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022 ở 3%.

Hiện Ấn Độ là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc có thể tổ chức sản xuất quy mô lớn với chi phí rẻ. Nước này cũng đang ở vị trí sẵn sàng trở thành công xưởng của thế giới khi thực hiện các chính sách cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, khuyến khích đầu tư và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế số, thị trường nước này cũng đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2030, tức là tăng gấp 10 lần so với năm 2020.

Một trong những nền kinh tế mới nổi sẽ đóng góp gam màu sáng trong bức tranh chung ảm đạm của thế giới là Việt Nam. World Bank dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực ASEAN với mức tăng trưởng là 7,2% trong năm 2022. Nhờ chính sách vĩ mô đúng đắn, nợ công thấp nên Việt Nam có khả năng giữ ổn định tiền tệ giữa làn sóng nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

Với việc Moody’s nâng hạng tín dụng Ba3 lên mức Ba2, Việt Nam sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho dòng vốn trong và sau khi khủng hoảng kết thúc; đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận tín dụng triển khai các công trình giao thông động lực tầm cỡ quốc gia và khu vực.

Một trong những cơ hội rõ ràng đối với Việt Nam là khả năng xuất khẩu lương thực, thực phẩm khi chủ nghĩa bảo hộ trong lĩnh vực này trỗi dậy từ Ấn Độ sang Brazil, Argentina. Việt Nam không chỉ thu về hàng tỷ USD mà thông qua đó thể hiện “quyền lực mềm” và sức ảnh hưởng quốc gia, trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bệ đỡ” tăng trưởng kinh tế toàn cầu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713413680 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713413680 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10