Be Group đổi nhận diện thương hiệu: Định vị lại hay làm mới mình?

Diendandoanhnghiep.vn Việc đổi nhận diện thương hiệu của một công ty là khá rủi ro. Bởi, xây dựng lại và truyền tải toàn bộ tầm nhìn vào các bên liên quan là điều không hề dễ. Be tìm gì trong một động thái như vậy?

>>>Thêm nguồn lực mới, Be Group đủ sức "đè bẹp" Grab?

Be Group "thay áo" mới...

Sau khi hé lộ trên fanpage về một sự kiện được gọi là bùng nổ nhất nửa cuối năm 2022 mang tên “Màn thay áo bốc lửa của BE”, thì mới đây, Be Group đã chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới.

Be Group đã chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới.

Be Group đã chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới. Ảnh Be Group.

Theo đó, logo mới của họ sẽ có chữ BE cách điệu hơn mà không đơn thuần chỉ là chữ “Be” như ban đầu. Bên cạnh đó, màu sắc của thương hiệu Be cũng khác xưa, thay cho hình ảnh vàng – xanh than và kẻ sọc gợi nhớ đến những chú ong, màu chủ đạo mới của BE được đánh giá là “trẻ trung và hiện đại hơn”.

Theo giải thích của Be, sự thay đổi này nhằm khẳng định, công ty muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm hài lòng, tận tâm trên một hệ sinh thái đa đối tác, đa dịch vụ, với hơn 13 dịch vụ từ đặt xe, đặt món, giao hàng, mua vé máy bay, dịch vụ tài chính...

Trên thực tế, việc xây dựng lại thương hiệu, hay còn gọi là đổi mới nhận diện thương hiệu của một công ty đã thành lập, đòi hỏi rất nhiều can đảm. Bởi, việc xây dựng lại thương hiệu và truyền tải toàn bộ tầm nhìn vào các bên liên quan là điều không hề dễ dàng chút nào.

Nhiều câu chuyện cho chúng ta biết về cách một số công ty đạt được thành công to lớn bằng cách đổi nhận diện thương hiệu và thiết kế lại chiến lược công ty. Tuy nhiên, ngược lại cũng có nhiều công ty gặp phải thất bại.

Trong quá khứ, người ta đã từng thấy “gã khổng lồ” đồ uống, Starbucks từng làm vậy. Mặc dù là một thương hiệu cực kỳ nổi tiếng với cà phê trên toàn thế giới bằng một “chiếc” logo nàng tiên cá phổ biến, nhưng Starbucks vẫn đã quyết định thay đổi logo của mình vào năm 2011.

Theo tiết lộ của công ty, điều này được thực hiện khi Starbucks muốn khám phá các thị trường mới ngoài cà phê. Và với sự thay đổi này, họ đã thâm nhập vào các thị trường mới và đưa ra các sản phẩm kem, rượu và nhiều sản phẩm khác.

Ban đầu, việc đổi nhận diện thương hiệu đã dẫn đến phản ứng trái chiều nhưng cuối cùng họ đã được công chúng chấp nhận. Starbucks vẫn đứng đầu trong thị trường cà phê và việc thay đổi logo là một thành công.

Lần gần nhất Starbucks thay đổi nhận diện thương hiệu vào năm 2011.

Lần gần nhất Starbucks thay đổi nhận diện thương hiệu vào năm 2011.

Hay như “gã khổng lồ” đồ ăn nhanh, McDonald's, nổi tiếng với tư cách là một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất nước Mỹ và thậm chí là trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong quá khứ, họ vẫn bị đóng khung là những người cung cấp thực phẩm không lành mạnh dẫn đến béo phì. Điều này đã làm cho thương hiệu trở nên vô cùng tai tiếng.

McDonald's sau đó đã quyết định trong một chiến lược thay đổi nhận diện thương hiệu logo để cứu vãn danh tiếng đã mất và tạo cho công ty một bản sắc mới. Cuối cùng họ đã thành công để duy trì danh tiếng của mình thông qua việc đổi thương hiệu này.

>>>Be Group và tham vọng hệ sinh thái số

>>>be group đang "chao đảo"?

Lý do của Be Group?

Như đã đề cập ở trên, việc thay đổi nhận diện thương hiệu cần rất nhiều thời gian và không phải là một công việc dễ dàng. Hơn nữa, việc thay đổi này cũng cần rất nhiều tiền, gần như gấp đôi so với việc thành lập công ty từ đầu. Dù vậy, ngay cả khi phải bỏ ra nguồn tài nguyên lớn, vẫn có một số khả năng thất bại. Các công ty có thể không tạo được tác động mà họ mong muốn với bộ nhận diện thương hiệu mới.

Be Group muốn làm mới mình hay định vị lại thương hiệu trong lòng khách hàng?

Be Group muốn làm mới mình hay định vị lại thương hiệu trong lòng khách hàng?

Nhưng, thực tế này cũng không thể phủ nhận rằng việc đổi thương hiệu là rất phổ biến và đang dần trở thành xu hướng của các công ty. Các công ty sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro và chi phí để tạo cho họ một bản sắc hoàn toàn mới. Không phải là các doanh nghiệp mất trí, họ làm như vậy vì nhiều lý do.

Theo các chuyên gia phân tích, có rất nhiều lý do mà các công ty chấp nhận rủi ro lớn trong việc đổi nhận diện thương hiệu hiện có của họ. Một là khi công ty muốn thâm nhập vào một thị trường mới hoặc sản xuất một sản phẩm mới, họ thường có xu hướng định vị lại thương hiệu. Hai là họ muốn phân biệt mình với các đối thủ cạnh tranh, hoặc làm mới mình để thâm nhập thị trường quốc tế nhằm phù hợp hơn với thị trường mới và thân thiện với văn hóa của thị trường đó.

Bên cạnh đó, có công ty muốn thay thế bản sắc của một thương hiệu đã cũ, giống như việc thay những bộ quần áo cũ của mình bằng những bộ quần áo mới hợp mốt. Trường hợp này xảy ra với rất nhiều công ty. Các chuyên gia phân tích gọi đây là sự làm mới mình, nhằm tránh sự nhàm chán của khách hàng về một thương hiệu đã cũ hoặc lỗi thời.

Với Be Group, công ty được ra đời từ cuối năm 2018, ban đầu được định vị là một ứng dụng gọi xe thuần Việt. Sau đó, công ty đã tuyên bố chiến lược phát triển của mình là xây dựng nền tảng mở, trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động và dựa vào việc xây dựng quan hệ đối tác với các công ty khác để phát triển hệ sinh thái. Thay vì hướng tới trở thành mô hình siêu ứng dụng như nhiều hãng gọi xe khác, Be Group đang tìm cách trở thành một nền tảng di động kết hợp tất các phương thức giao thông vào ứng dụng để cung cấp giải pháp “all- in-one” cho khách hàng.

Hiện tại, Be Group hợp tác với EMDDI và Liên minh taxi Việt nam cũng như liên kết với hệ thống bán vé xe khách toàn quốc Vexere.vn để đưa dịch vụ gọi xe taxi, mua vé xe khách lên ứng dụng. Ngoài ra, họ còn hợp tác với VPbank cho ra mắt ngân hàng số Cake, hợp tác với Shopee…

Đặc biệt, mới đây Be đã nhận khoản vay với hạn mức lên tới 100 triệu USD từ Ngân hàng Deutsche Bank. Công ty đang hướng đến một quý 3 năm 2022 có lãi và mở rộng thêm quy mô lên gấp đôi trong năm nay, đạt mức 10 triệu người dùng vào năm sau và hơn 20 triệu người dùng vào 2 - 3 năm tới.

Tất cả những điều này có thể là lý do khiến Be muốn có một sự thay đổi về nhận diện thương hiệu của mình, có thể là vừa định vị lại chiến lược kinh doanh và mặt khác họ cũng muốn làm mới mình bằng một hệ sinh thái mới, phong phú hơn và chất lượng hơn…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Be Group đổi nhận diện thương hiệu: Định vị lại hay làm mới mình? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713573709 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713573709 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10