Bế tắc đàm phán, kết cục nào cho chiến sự Nga-Ukraine?

CẨM ANH 29/03/2022 04:58

Nga và Ukraine đang chuẩn bị tiến hành các cuộc hội đàm tiếp theo tại Thổ Nhĩ Kì khi cuộc chiến vẫn đang diễn biến căng thẳng.

>>Nạn đói - thứ đáng sợ hơn cả chiến sự Nga - Ukraine!

Nga và Ukraine sẽ tiếp tục vòng đàm phán mới

Nga và Ukraine sẽ tiếp tục vòng đàm phán mới

Các nhà đàm phán Ukraine và Nga xác nhận đàm phán trực tiếp sẽ diễn ra. Theo ông Vladimir Medinsky, trưởng đoàn đàm phán của Moscow, hai bên sẽ gặp nhau vào ngày 29-30/3.

Cho đến thời điểm hiện tại, Nga và Ukraine không đạt được bước đột phá nào trong các cuộc đàm phán trước đó ngoại trừ việc thiết lập một số hành lang an toàn để sơ tán dân thường. Theo Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm 25/3 cho biết các cuộc đối thoại với Moskva "gặp nhiều khó khăn" do bất đồng trong các vấn đề then chốt, khẳng định Kiev sẽ không nhượng bộ.

Các chuyên gia kì vọng, có nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy các cuộc đàm phán diễn ra trong tuần này sẽ đạt được bước tiến mới. Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine sẵn sàng chấp nhận cơ chế trung lập như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga.

“Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận các đảm bảo về an ninh, tình trạng trung lập và phi hạt nhân hóa. Đây là điểm quan trọng nhất. Theo tôi nhớ thì đây là điểm nguyên tắc đầu tiên đối với Nga. Họ bắt đầu chiến tranh vì những lý do đó”, ông Zelensky nêu rõ. Đồng thời ông lưu ý, bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải được người dân Ukraine chấp thuận trong một cuộc trưng cầu ý dân.

Ông Zelensky một lần nữa nhấn mạnh mong muốn đạt được một thỏa thuận hòa bình thiết thực với phía Nga. “Các điều khoản đó cần được thảo luận chuyên sâu và tôi hy vọng thỏa thuận với Nga không phải là mảnh giấy. Chúng tôi quan tâm đến việc đưa mảnh giấy này trở thành một hiệp ước được ký kết một cách nghiêm túc”.

Tuyên bố của Tổng thống Ukraine đang làm gia tăng kỳ vọng cuộc chiến tại Ukraine đang hướng tới kết quả hai bên có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng hai bên đã có sự giảm nhẹ về quan điểm. Vào ngày 15/3, Tổng thống Zelenskyy cho biết ông sẽ không thúc ép việc trở thành thành viên NATO, nhưng nhấn mạnh vào sự đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Ukraine từ phương Tây.

>>“Giải phóng Donbass”, Putin đã thất bại?

Cháy tòa nhà sau cuộc không kích của Nga ở Chernigiv, Ukraine. Ảnh: AP

Cháy tòa nhà sau cuộc không kích của Nga ở Chernigiv, Ukraine. Ảnh: AP

Tuy nhiên, một số điểm khác như việc nhà lãnh đạo Nga muốn Tổng thống Ukraine Zelensky phải chấp nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của các nước Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk dường như sẽ còn gặp nhiều thách thức. Đối với cả Tổng thống Putin và ông Zelenskyy, nhượng bộ về vấn đề này sẽ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng, điều mà cả hai nhà lãnh đạo đều muốn tránh vì danh tiếng chính trị của họ. 

Chính vì vậy, một cuộc xung đột kéo dài cũng có khả năng xảy ra nếu hai bên không đạt được sự đồng thuận. Tatiana Stanovaya, học giả không thường trú tại Trung tâm Carnegie Moscow nhận định, ngay cả khi có một bước đột phá và một số thỏa thuận được ký kết, thì việc thực hiện nó vẫn không được đảm bảo.

“Tôi không hiểu làm thế nào Nga sẽ đồng ý rút quân cho đến khi tất cả các điều kiện được đáp ứng.  Và nếu điều đó xảy ra, Tổng thống Zelenskyy sẽ có thể thực hiện chúng nhanh đến mức nào, giới tinh hoa Ukraine sẽ sẵn sàng chấp nhận chúng ở mức độ nào, và cả những người hiện đang tin rằng họ đang chiến thắng trong cuộc chiến", bà Stanovaya nói.

Chuyên gia này cũng nêu rõ quan điểm, chừng nào một thỏa thuận không được ký kết và thực hiện đầy đủ, Nga vẫn sẽ tiếp tục leo thang quân sự chống lại Ukraine, gây thêm thiệt hại cho các thành phố của Ukraine và đẩy đất nước này tới một thảm họa nhân đạo.

Đồng quan điểm, Mark Galeotti, giám đốc công ty tư vấn Mayak Intelligence và cộng sự cấp cao của RUSI, cho biết việc không đạt được một thỏa thuận khả thi trong ngắn hạn có thể dẫn đến một cuộc chiến kéo dài. “Đó sẽ là một cuộc chiến được diễn ra với nhịp độ thấp hơn nhiều so với hiện tại" ông trao đổi với Al Jazeera.

Hiện nay, các biện pháp trừng phạt trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ làm xói mòn khả năng duy trì sự hiện diện quân sự kéo dài ở Ukraine, vốn đã dẫn đến một số tổn thất đáng kể và chi phí tài chính ước tính hàng chục triệu USD mỗi ngày. Nga cũng đang gặp khó khăn khi duy trì quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi Ukraine đang dần chiếm lại một số khu vực. Và với sự hỗ trợ kinh tế và quân sự của phương Tây cho quân đội Ukraine có thể làm bất kỳ bước tiến nào của Nga trong tương lai trở nên khá khó khăn.

Bất kể Nga và Ukraine có thể đạt được thỏa thuận sớm hay không, cả hai nước đều có khả năng trải qua những thay đổi căn bản - ngay cả trong những kịch bản lạc quan nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang tại nhiều điểm nóng

    Căng thẳng Nga-Ukraine tiếp tục leo thang tại nhiều điểm nóng

    15:15, 27/03/2022

  • Hệ lụy từ chiến sự Nga-Ukraine (Kỳ II): Cảnh báo cho Việt Nam

    Hệ lụy từ chiến sự Nga-Ukraine (Kỳ II): Cảnh báo cho Việt Nam

    02:00, 24/03/2022

  • Giá vàng tuần tới: Chiến sự Nga-Ukraine sẽ “lấn át” dư âm của FED

    Giá vàng tuần tới: Chiến sự Nga-Ukraine sẽ “lấn át” dư âm của FED

    05:30, 20/03/2022

  • Hệ lụy từ chiến sự Nga-Ukraine (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

    Hệ lụy từ chiến sự Nga-Ukraine (Kỳ I): Nguy cơ lạm phát đình đốn

    02:47, 20/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bế tắc đàm phán, kết cục nào cho chiến sự Nga-Ukraine?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO