Khởi nghiệp nông nghiệp:

Bén duyên với nghề chế biến cau, thu tiền tỷ mỗi năm

Diendandoanhnghiep.vn Mong muốn nâng cao giá trị trái cau Tiên Phước, vươn tầm ra thị trường thế giới, bà Trần Thị Luân chủ động đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ nhằm giữ vững thương hiệu sản phẩm.

>> Trồng cau xuất khẩu, mô hình cho thu nhập gần nửa tỉ đồng/năm

Vượt qua khốn cảnh

Tháng  8, cơ sở chế biến cau của bà Trần Thị Luân (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) tấp nập khi cau đang vào vụ thu hoạch chính. 

Diện tích trồng cau trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hơn 1.000ha.

Diện tích trồng cau trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hơn 1.000ha.

Bà Luân kể, trước đây vợ chồng bà chuyên buôn bán nông sản miền núi, từ mè, rau rừng đến đặc sản cá suối… Ngày nào, hai vợ chồng cũng ngược núi, có khi chuyến đi kéo dài vài ngày để mưu sinh.

Ngày đó, đường sá hiểm trở, từ xã Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước) bà Luân ngược lên các xã Trà Dương, Trà Giang… (huyện miền núi Bắc Trà My, Quảng Nam) phải mất cả ngày đường xuyên núi. Đi riết rồi thành quen, bất chấp nắng mưa, lụt lội, hễ nơi nào có nông sản bà Luân cùng chồng đều tìm đến.

Những tưởng cuộc sống cứ thế êm trôi, nào ngờ, hơn chục năm trước, chồng bà bất ngờ mắc bệnh u não. Gần 3 năm chạy chữa, vốn liếng dần cạn, nhưng bệnh tình ngày một nặng thêm rồi ra đi.

"Tôi suy sụp hẳn, 4 con thì quá nhỏ, không biết tương lai phía trước thế nào", bà Luân nghẹn ngào nhớ lại.

Bà Trần Thị Luân - người góp công mang thương hiệu cau Tiên Phước đến với thị trường quốc tế.

Bà Trần Thị Luân - người góp công mang thương hiệu cau Tiên Phước đến với thị trường quốc tế.

Vực dậy tinh thần, bà quyết định gây dựng lại từ đầu, thay chồng nuôi dạy con nên người. Bà Luân cố gắng kết nối lại với các bạn hàng, rồi tìm nguồn vay để tiếp tục làm kinh tế.

Năm 2014, bà Trần Thị Luân bén duyên với nghề thu mua cau tươi, rồi quyết định liên kết với một số người tại địa phương đầu tư xây dựng lò sấy, bắt đầu đi theo hướng sấy cau khô xuất khẩu.

Bà Luân cho biết sấy cau không khó, nhưng phải trải qua nhiều công đoạn. Cau tươi sau khi đem về sẽ được lựa chọn, phân loại, vệ sinh sạch sẽ. Sau đó được đem đi luộc qua, để ráo rồi mới cho vào lò sấy khô.

"Sấy cau khô xuất khẩu là một nghề có lãi cao, tuy vậy nghề này cũng khá mạo hiểm. Mặc dù bắt đầu mỗi vụ cau, chúng tôi đều ký hợp đồng với thương lái Trung Quốc, tuy nhiên họ chỉ đảm bảo sản lượng tiêu thụ, còn giá cả lại phụ thuộc vào thị trường. Trường hợp mình mua cau tươi giá cao nhưng bán ra cau khô giá thấp thì sẽ lỗ nặng. Do đó, người làm nghề cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt sự thay đổi của thị trường", bà Luân bộc bạch.

Nâng tầm giá trị ở thị trường thế giới

Vùng Tiên Phước nổi tiếng với những vườn cau được trồng rộng khắp, mang lại giá trị kinh tế cao. Đón trước cơ hội từ cau, năm 2018, bà Luân liên kết thành lập Hợp tác xã cau sấy Tiên Phước, xem đó như bước ngoặt để mở hướng kinh doanh theo phương thức mới, tạo chuỗi giá trị lớn từ cau Tiên Phước.

Bà Luân cho hay trước đây, công đoạn sơ chế cau được thực hiện theo phương thức truyền thống, từ phân loại, làm sạch cau, cho đến luộc chín quả. Chỉ duy nhất công đoạn sấy khô cau được áp dụng công nghệ hiện đại.

Sản phẩm cau của hợp tác xã chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường các nước Ấn Độ, Trung Quốc… nên việc đảm bảo chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bà Luân phải đầu tư máy móc, trang thiết bị theo xu hướng công nghệ tiên tiến. Đó cũng là lý do khiến bà Luân chấp nhận đầu tư, với mục tiêu giữ vững thương hiệu sản phẩm cau đối với thị trường quốc tế.

Từ 9 xã viên với vốn điều lệ ban đầu 8 tỷ đồng, chỉ sau gần 4 năm hoạt động, HTX cau sấy Tiên Phước nay có đến 29 xã viên liên kết phát triển, duy trì từ 30-80 lao động chính.

Quá trình hoạt động, HTX liên kết với 20 nhóm thu mua nguyên liệu từ hơn 200 hộ sản xuất cau trên địa bàn huyện Tiên Phước và các vùng lân cận; mỗi năm thu mua khoảng 1.600 tấn quả cau tươi, xuất khẩu 400-500 tấn cau khô ra thị trường quốc tế, doanh thu mang lại trung bình hàng chục tỷ đồng.

Trong dự định của mình, bà Luân đang ấp ủ ý tưởng đầu tư thêm công nghệ chế biến sâu từ cau, góp phần nâng giá trị chuỗi chất lượng cao từ sản vật đặc trưng của vùng. Không chỉ sấy khô, tương lai cau còn được chế biến thành sản phẩm kẹo, xuất khẩu ra thị trường các nước.

Theo ông Tăng Ngọc Đức - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, qua thống kê, diện tích trồng cau trên địa bàn huyện hơn 1.000ha, trong đó diện tích đã cho quả 523ha.

Sản lượng hàng năm đạt khoảng 2.664 tấn quả cau tươi, giá bán cau tươi dao động 30.000-90.000 đồng/kg. Giá trị thu nhập từ quả cau và các sản phẩm phụ từ cau của huyện đạt 100-200 tỷ đồng/năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bén duyên với nghề chế biến cau, thu tiền tỷ mỗi năm tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711694518 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711694518 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10