Biến đổi khí hậu: Lĩnh vực hợp tác hay đối đầu của Mỹ và Trung Quốc?

Diendandoanhnghiep.vn Bất chấp tình hình căng thẳng gia tăng, Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mỹ và Trung Quốc cam kết

Mỹ và Trung Quốc cam kết hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trong chuyến công du Trung Quốc đầu tiên của quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry và Đặc phái viên Trung Quốc về biến đổi khí hậu Giải Chấn Hoa đã ra tuyên bố chung cho biết, Mỹ và Trung Quốc cam kết hợp tác trong vấn đề chống biến đổi khí hậu hiện nay với sự cấp bách và nghiêm túc.

“Điều này đồng nghĩa với việc hai bên phải lần lượt tăng cường hành động và hợp tác trong các tiến trình đa phương, trong đó có Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu", tuyên bố chung nêu rõ.

Để chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu sắp tới (COP26) dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại thành phố Glasgow của Scotland, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục thảo luận các hành động cụ thể trong giai đoạn tới như tích trữ năng lượng, thu giữ carbon và hydro với mục đích duy trì giới hạn nhiệt độ phù hợp với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, hai nước sẽ hành động để tối đa hóa nguồn tài chính cho các nước đang phát triển chuyển sang các nguồn năng lượng carbon thấp.

Có thể thấy, Mỹ đang nỗ lực lấy lại vị thế dẫn đầu của mình trong các vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích chính của chuyến công du đến Trung Quốc và một số nước khác là để tập hợp sự ủng hộ cho hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu của ông Biden với sự tham gia của hàng chục nhà lãnh đạo trên thế giới vào tuần tới.

Tuy nhiên, đây có thể trở thành cuộc cạnh tranh giành tầm ảnh hưởng mới giữa Bắc Kinh và Washington. Được biết, mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa nhận lời mời tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến, nhưng ông tham gia một hội nghị tương tự với Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp và Thủ tướng Angela Merkel của Đức.

Đó là một lời nhắc nhở rõ ràng rằng Trung Quốc không còn coi Hoa Kỳ là trung tâm trong các ưu tiên quốc tế của mình. Bên cạnh đó, giới truyền thông Trung Quốc cho rằng, theo quan điểm của Bắc Kinh, Washington vẫn còn nhiều vấn đề cần thực hiện sau khi rời bỏ hiệp định khí hậu Paris để giải quyết những tác động thảm khốc của hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Tờ Global Times nhận định, các cam kết của ông Biden hiện nay là các vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được ưu tiên hàng đầu, nhưng đối với các quan chức ở Bắc Kinh, đó chỉ đơn thuần là những nỗ lực để bắt kịp Trung Quốc sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết đẩy nhanh nỗ lực giảm khí thải carbon vào năm ngoái.

Mặt khác, Kelly Sims Gallagher, giáo sư Đại học Tufts, người từng làm việc dưới thời Tổng thống Barack Obama với tư cách là cố vấn cấp cao về các vấn đề khí hậu và Trung Quốc nhận định, có nhiều những thách thức khác có thể làm chệch hướng sự phối hợp cơ bản giữa hai nước, bắt đầu từ những đổ vỡ trong mối quan hệ giữa hai nước dưới thời Tổng thống Donald J. Trump và không có dấu hiệu cải thiện trong những tháng gần đây.

Thậm chí, chuyên gia này cảnh báo, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về công nghệ có thể tràn vào chính sách khí hậu. Lấy ví dụ là cuộc chạy đua về công nghệ sạch. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với các sản phẩm năng lượng mặt trời giá rẻ.

Đặc phái viên

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry

Điều này dẫn đến việc giảm giá các sản phẩm năng lượng mặt trời trên toàn cầu, và khiến các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu cấm sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng mà ông Biden đã đề xuất.

“Chính phủ Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược lớn nhất của họ. Do đó, có khả năng những căng thẳng vốn đang âm ỉ sẽ là những rào cản trong việc đưa ra các hành động chung trong việc quản lý khí hậu toàn cầu”, ông Gallagher nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, John Podesta, người cũng đã giúp chính quyền Obama soạn thảo chiến lược về khí hậu cho biết, chính quyền Biden quan tâm đến việc giữ cho các kênh thông tin liên lạc cởi mở.

"Tôi không tin rằng hợp tác là có thể xảy ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị hiện nay, nhưng phối hợp là điều cần thiết. Có thể xuất phát điểm ban đầu sẽ chỉ đơn giản là các cuộc thảo luận ngoại giao bình thường". 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biến đổi khí hậu: Lĩnh vực hợp tác hay đối đầu của Mỹ và Trung Quốc? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713532965 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713532965 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10