Mối quan hệ kinh điển Mỹ - Nga đã tồn tại quá nhiều mâu thuẫn. Một cuộc Hội nghị Thượng đỉnh cũng như "muối bỏ bể" mà thôi.
Trong cuộc điện đàm mới đây với người đồng cấp phía Nga, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga tại một nước thứ ba trong thời gian tới.
Theo The Guardian: “Tổng thống Biden tái khẳng định mục tiêu xây dựng mối quan hệ ổn định và dễ đoán định với Nga và phù hợp với lợi ích của Mỹ, đồng thời đề xuất thảo luận một loạt vấn đề trong quan hệ Mỹ - Nga”.
Tuy nhiên, không thể hy vọng nhiều vào mối quan hệ vốn quá phức tạp này, mâu thuẫn đã chồng chất mâu thuẫn, và “đặc điểm Putin và nước Nga dưới thời ông” dường như trở lại màu sắc xưa cũ - kịch liệt đối đầu Mỹ và phương Tây.
Kể từ sự kiện Moscow đánh úp và sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014, mối quan hệ Mỹ - Nga trở nên tồi tệ không khác gì thời kỳ “Chiến tranh lạnh”.
Để trừng phạt vì cho rằng V. Putin vô pháp vô thiên, Washington đã huy động cả EU tổng lực tung đòn cấm vận kinh tế Nga. Trong thời gian chịu lệnh cấm vận, giá dầu thô rẻ và giá trị đồng rúp sụt giảm, tổng sản phẩm quốc nội Nga giảm 3,7% năm 2015.
Khi mớ bòng bong chưa được giải quyết thì đảng Dân chủ tung ra chiến dịch buộc tội ông D. Trump vì tình nghi cấu kết với Nga để lobby cuộc bầu cử Tổng thống hồi năm 2016.
Tại Trung Đông, hai cường quốc Nga, Mỹ tiếp tục so găng không khoan nhượng, Washington luôn gắn mác thiết lập dân chủ, chống khủng bố còn Moscow sắm vai trọng tài gìn giữ hòa bình theo đề nghị của các quốc gia sở tại.
Nga, Mỹ có màn đụng độ long trời lở đất tại Syria: so mức độ hiện đại của vũ khí, đo đếm uy tín quốc tế, phần thắng có vẻ nghiêng về phía Mỹ, nhưng thành quả của Nga ở Trung Đông không thể phủ nhận.
Về những lợi ích cốt lõi, chỉ có Nga là quốc gia duy nhất dám thách thức vị thế thống trị của hệ thống pettrodollars - bắt buộc dùng đồng USD trong giao dịch dầu mỏ toàn cầu. Theo đó, Moscow không ngại dùng đồng Rup để mua bán dầu mỏ.
Trong lĩnh vực năng lượng chiến lược này, Tổng thống Putin không hề dấu diếm ý định thách thức Mỹ, cùng nhảy bổ vào can dự nội bộ OPEC, xây dựng hệ thống cung cấp dầu, khí riêng biệt mặc cho Washington đe dọa.
Kể cả ông J. Biden cũng không thể giữ được hình ảnh “trong sạch” với người Nga khi gây “vạ miệng” ngày 17/3. Tổng thống Mỹ trả lời trên truyền thôngđã cáo buộc ông Putin chỉ đạo can thiệp bầu cử Mỹ và cảnh báo ông Putin sẽ phải “trả giá”.
Khi được hỏi liệu ông (J. Biden) có nghĩ Putin, người bị cáo buộc đầu độc đối thủ chính trị, là “kẻ giết người” hay không, Biden đáp: “Tôi có”.
Trong mấy chục năm cầm quyền ở xứ bạch dương, ông Putin đã biến mình thành tượng đài không thể thay thế, đặc điểm chính trị, kinh tế Nga có quá nhiều khác biệt với Mỹ. Đấy chính là mâu thuẫn hệ thống với Mỹ.
Giờ đây, Moscow bắt đầu quay lại tranh giành ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi; có xu hướng bắt tay với Trung Quốc thiết lập liên minh tài chính, kinh tế chống lại Washington.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc xung đột tại Syria: Quan hệ Nga - Mỹ vẫn căng như dây đàn
12:35, 15/02/2016
2 yếu tố có thể ngáng đường hợp tác Nga - Mỹ
17:18, 02/02/2017
Putin sẽ đưa nước Nga về đâu?
06:00, 17/01/2020
Quyền lực Putin và sự hồi sinh mạnh mẽ của nước Nga
06:40, 06/11/2019
Vì sao Trump ngán Putin?
05:15, 21/07/2018