Đúng như như nhận định, mở đầu cuộc thượng đỉnh, ông Trump nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng thế giới này cần thấy chúng ta chung sống hòa thuận”.
Nga không quá mạnh về kinh tế, sự ảnh hưởng của đồng Rup trên toàn cầu cũng không bằng nhân dân tệ, EUR hay USD, nhưng Putin là người duy nhất khiến Trump không dám mạnh bạo dùng vũ lực.
Nước Nga có gì khiến Mỹ phải e dè như thế? Quay ngược lại lịch sử, điều đó càng thấy rõ hơn. Diện tích nước Nga gần gấp đôi Châu Âu, gấp đôi Mỹ, cùng với Mỹ sở hữu đến 90% dầu đạn hạt nhân trên thế giới.
Hai thất bại thảm hại nhất của những quân đội hùng mạnh nhất, một là của quân đội Napoleon, hai là phát xít Đức đều dưới tay người Nga. Liên Bang Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới không cần bang giao vẫn phát triển tốt. Đó là những vũ khí đáng sợ mà Trump không thể nào lơ là.
Trung Quốc mặc dù bạo chi, dồi dào tài chính, thậm chí là chủ nợ lớn nhất của Mỹ nhưng Nhà trắng không ngần ngại vung tay đánh thuế gây chiến tranh thương mại.
Ngược lại Nga như cái gai trong mắt Mỹ, từ vấn đề Ucraina,Crimea, đến Syria và gần nhất là cáo buộc lũng đoạn bầu cử Mỹ, nhưng Trump vẫn không thể lớn tiếng như thường làm với những nước khác.
Các động thái ngoại giao quốc tế luôn chứa đựng nhiều điều thú vị, ngày 16/7 Trump và Putin đã gặp nhau tại Helsinki, thủ đô của Phần Lan - một nước trung lập ở Bắc Âu, cũng là quốc gia được đánh giá hạnh phúc nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
|
Trump “xuống thang” muốn Nga - Mỹ chung sống hòa bình? Đó là lý do để Phần Lan được chọn nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh. Cũng giống như khi ông Trump mời Kim Jong - un đến Singgapore!
World Cup diễn ra trên đất Nga vừa kết thúc, trong cuộc gặp, Putin tặng Trump quả bóng Telstar Mechta, đáng chú ý đây là quả bóng chỉ được dùng ở vòng đấu loại trực tiếp, khác về màu sắc và công nghệ so với quả bóng Telstar 18 dùng ở vòng bảng.
Màu đỏ thể hiện màu sắc của nước chủ nhà Nga, đồng thời cũng mang theo thông điệp về “sức nóng” của các trận đấu tiếp theo khi mà đội thắng sẽ được đi tiếp còn đội thua sẽ bị loại trực tiếp.
Có quá nhiều thông điệp trong món quà tặng Trump. Cho thấy một nước Nga hoàn hảo, không điểm yếu hay Nga - Mỹ hiện giờ đang giáp lá cà trong một cuộc đấu mà kẻ thua sẽ rời khỏi cuộc chơi? Hay Putin muốn Trump “hãy kiểm soát tình hình” như kiểm soát… trái bóng này?
Một chi tiết đáng chú ý, Tổng thống Nga đến cuộc họp trễ 30 phút, ông Trump không vào hội trường ngay mà buộc Putin chờ lại thêm 10 phút. Đó không chỉ là sự tế nhị ngoại giao. Tại sao Trump không trả đũa lại tròn 30 phút? Đây có thể là thông điệp nhượng bộ được phát đi.
Đúng như như nhận định, mở đầu cuộc thượng đỉnh, ông Trump nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng thế giới này cần thấy chúng ta chung sống hòa thuận”. Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông hy vọng có “mối quan hệ đặc biệt” với người đồng cấp Putin.
Nhiều người đặt câu hỏi, Mỹ đang tả xung hữu đột từ láng giềng đến bè bạn, đối tác, đối thủ khắp toàn cầu, nếu tiếp tục căng thẳng với Nga, Mỹ sẽ về đâu?
Câu hỏi đó cũng gián tiếp chứng minh sự khôn khoan của nước Nga, Putin đồng ý ngồi vào bàn thượng đỉnh khi tình thế của Mỹ đang căng mình chống chiến tranh thương mại, sứt mẻ tình cảm với đồng minh, quan hệ Mỹ - NATO bớt nồng ấm.
Nhưng nếu Nga - Mỹ quấn quýt nhau có kẻ đứng ngồi không yên, không ai khác ngoài Trung Quốc, giới quan sát quốc tế thấy rõ ông Tập muốn chen ngang vào quan hệ Mỹ - Triều, hóng tình hình để đưa ra quyết sách có lợi.
Nhất là khi chiến tranh thương mại đang đỉnh điểm, Trump bắt tay Putin là sự khó chịu đến khó tả của Trung Quốc.
Ngoài Trung Quốc còn là Syria. Vào năm 2015, thượng viện của quốc hội Nga, hội đồng liên bang Nga đã chấp thuận yêu cầu của tổng thống Vladimir Putin cho không quân Nga tham dự vào cuộc chiến ở Syria, ở đó Nga - Mỹ đụng độ nhau. Nếu vì quan hệ với Trump mà Putin không mặn mà chiến sự Syria thì đó là tổn thất với quốc gia Tây Á.
Tính cách của Trump có phải là người dễ “xuống thang” thỏa hiệp hay chỉ là giải pháp tình thế? Hãy chờ đợi sau chiến tranh thương mại với Trung Quốc hẵng có câu trả lời.