Biển Đông: Biển chưa yên, sóng chưa lặng

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam chẳng muốn ngả về bên nào, Việt Nam không muốn chiến tranh nên không có khái niệm “chống” ai trên Biển Đông.

>> Biển Đông: Việt Nam đang ở phía chính nghĩa

Trung Quốc ban hành quy định mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài. Ảnh minh họa.

Trung Quốc ban hành quy định mới, đe dọa phạt nặng ngư dân nước ngoài. Ảnh minh họa.

Cùng với những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam nói riêng, và các nước trong khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nói chung, thì trật tự hàng hải của khu vực theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là trọng tâm của trật tự dựa trên luật lệ mà Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia có cùng chí hướng khác đã xác định là yếu tố chủ chốt của an ninh và thịnh vượng của khu vực.

Tuy nhiên, các chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Trung Quốc tiếp tục đơn phương áp đặt luật hàng hải của mình, thúc đẩy các quốc gia khác nỗ lực hơn trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích của tất cả các nước ven Biển Đông được quy định bởi UNCLOS.

Bắc Kinh tăng cường đều đặn sự hiện diện quân sự của mình bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự từ xa. Các cuộc xâm nhập khu vực Đá Ba Đầu hồi đầu năm 2021 cho thấy Bắc Kinh gia tăng chiến thuật “vùng xám”. Cho đến các hoạt động của lực lượng dân quân biển Trung Quốc. Một dạng xung đột tìm cách duy trì hạn chế leo thang hoặc các ngưỡng ranh giới đỏ cơ bản để tránh xung đột theo cách thông thường

Liên quan đến vấn đề này, Ngoại trưởng Vương Nghị từng khẳng định, Trung Quốc sẽ không sử dụng sức mạnh để bắt nạt các quốc gia láng giềng trong khu vực Biển Đông. “Chỉ nhấn mạnh vào tuyên bố chủ quyền của chỉ một phía và áp đặt ý chí của mình lên người khác không phải là cách thích hợp để các láng giềng đối xử với nhau. Điều này đi ngược lại triết học phương Đông về việc con người nên hòa hợp với nhau”, ông Vương Nghị nói.

Nói thẳng ra, căng thẳng vẫn âm ỉ leo thang tại Biển Đông - nơi Trung Quốc ngang nhiên khẳng định chủ quyền tới 90% diện tích bất chấp các quốc gia trong khu vực phản đối. Trung Quốc đã tạo áp lực lớn cho Việt Nam và các nước trong vùng ảnh hưởng ra mặt, cũng như đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với lợi ích của Mỹ và đồng minh ở BIển Đông.

Chuyên gia quốc tế Cameron Smith cảnh báo: “Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều hoạt động “vùng xám” ở Biển Đông nhằm làm suy yếu quản trị quốc tế và cấu trúc liên minh của Mỹ trong khu vực. Điều cần thiết là các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và khu vực phải đối đầu với sự quyết đoán của Trung Quốc”.

>> Biển Đông đâu dễ để Trung Quốc nuốt trọn

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017.

Tàu hải cảnh Trung Quốc tại Biển Đông tháng 4/2017.

Thời gian qua, các nước phương Tây đã lên tiếng chỉ trích gay gắt các hành động bành trướng của Trung Quốc, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Tới nay Mỹ là quốc gia duy nhất thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách đi tàu đi qua vùng biển bên trong khu vực 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.

Gần đây, các tàu của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải (MSDF) đã thực hiện các cuộc tuần tra tự do hàng hải để răn đe Trung Quốc. Ngoài Nhật Bản, một số quốc gia như Anh, Australia từng điều tra tàu chiến tới vùng biển tiếp giáp khu vực 12 hải lý quanh các thực thể ở quần đảo Trường Sa…v..v.

Việt Nam đang ở trong thế giữa các ông lớn trên Biển Đông, dĩ nhiên chúng ta luôn có tính độc lập, tự chủ và khẳng định những gì thuộc về chủ quyền của đất nước. Bằng chính sách ngoại giao khôn khéo, Việt Nam đã tranh thủ sự hợp tác giữa các quốc gia nhằm đẩy lùi chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Phải khẳng định, chúng ta không thể ngả hẳn về bên Mỹ hoặc Trung Quốc. Bởi vì, thực tế, Mỹ chưa bao giờ ngả về Việt Nam. Hãy để ý, trong tất cả các lần Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu trước giới truyền thông, hay kể cả các tài liệu nghiên cứu công khai (bao gồm bộ tài liệu nghiên cứu “Ranh giới trên biển – Limits in the Seas”) Mỹ chưa bao giờ khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Chưa bao giờ Mỹ có một tuyên bố chính thức khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và nên nhớ, Mỹ đưa ra những bằng chứng, luận điểm để bác bỏ chủ quyền phi pháp của Trung Quốc, nhưng họ cũng bác luôn cả chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.

Mỹ nhấn mạnh cụm từ “không thuộc chủ quyền họp pháp của bất kỳ quốc gia nào” là bởi tất cả các hải đảo chiến lược ở Hoàng Sa, Trường Sa đều trở thành lãnh thổ chung của quốc tế. Chỉ như thế, Mỹ mới danh chính ngôn thuận mở rộng được sức ảnh hưởng của mình trên Biển Đông.

Điều này cũng có nghĩa, tuyệt nhiên Việt Nam chẳng muốn ngả về bên nào, Việt Nam không muốn chiến tranh nên không có khái niệm “chống” ai trên Biển Đông. Việt Nam sẽ không liên minh quân sự với bất kỳ nước nào để chống lại Trung Quốc và cũng không dựa vào Mỹ để chống Trung.

Ngay lúc này, chiến lược - chiến thuật ngoại giao rất quan trọng trong vấn đề Biển Đông của chúng ta. Chúng ta phải tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Khi thế giới biết và công nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, đồng nghĩa với việc quốc tế sẽ không công nhận một thế lực ngoại bang nào đó xâm phạm vào lãnh thổ nước ta.

Thành thử, Biển Đông đã có những thời điểm tưởng chừng “sóng yên, biển lặng”, nhưng dưới nó đang có những cơn “sóng ngầm” không hề yên ả.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Biển Đông: Biển chưa yên, sóng chưa lặng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714401801 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714401801 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10