Biển Đông và “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc

Trương Khắc Trà 07/03/2019 06:15

Philippines chỉ là một “mắt xích” nhỏ xíu trong cục diện Biển Đông nhưng có vai trò vô cùng quan trọng.

Nhiều tờ báo quốc tế đang đưa tin về tình hình khá rắc rối trên đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - Pv), mối quan tâm lớn nhất thuộc về bộ ba Trung Quốc, Mỹ và Philippines.

Tờ Jappantimes dẫn lời ông Salvador Panelo, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hôm 5/3 cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang kiểm ra thông tin tàu Trung Quốc ngăn chặn người dân Philippines tiếp cận đảo Thị Tứ

Trước đó trang tin News.com.au (Australia) dẫn nguồn tin từ hãng AFP cho biết đảo Thị Tứ - thuộc quần đảo Trường Sa - đã bị quân Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các bãi cát và ngăn cản ngư dân của Philippines tiếp cận ngư trường ở đây.

Sớm hơn, trang Benarnews.org đưa tin, nhiều người Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối việc các tàu Trung Quốc ngăn ngư dân Philippines vào ngư trường đảo Thị Tứ…

Tuy nhiên, ABS CBN ngày 5/3 đưa tin, Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines bác bỏ thông tin nói trên. Phải chăng đây là kế “ném đá dò đường” của Bắc Kinh?

Thông tin nhiều chiều, nhưng ngày 4/3, hai máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đã xuất phát từ căn cứ Guam tham gia sứ mệnh huấn luyện định kỳ đến gần các đảo tranh chấp trên Biển Đông.

Năm 2013, báo chí Philippines đồng loạt cáo buộc Trung Quốc có hành động đe dọa đảo Thị Tứ. Cụ thể, ngày 9/1/2013 Tờ Inquirer Philippines đưa tin, Manila vừa yêu cầu Bắc Kinh phải giải thích việc triển khai một số tàu chiến đổ bộ kéo sát vào khu vực đảo Thị Tứ.

Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đóng ở Washington. Từ giữa tháng 12/2018 Bắc Kinh đã điều 95 tàu đến đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, để ngăn chặn các hoạt động xây dựng của Philippines ở đây.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 4/10/2018  gửi lời cảnh báo nghiêm khắc đến Bắc Kinh rằng, Washington sẽ không chùn bước trước hành động đe dọa của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông.

Theo từ điển mở Wiki tiếng Việt, ngày 21/12/1933 thống đốc Nam Kỳ Jean Felix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.

Từ những năm 1970, Philppines đã chiếm đóng trái phép, bất chấp Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chủ quyền.

Dĩ nhiên, Philippines chỉ là một “mắt xích” nhỏ xíu trong cục diện Biển Đông nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Vị trí đắc địa của nó (Biển Đông) đã kéo theo vòng xoáy -  tranh giành - thỏa hiệp giữa các nước lớn.

Năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế đã tuyên Manila thắng kiện Bắc Kinh liên quan đến bãi cạn Scarborough, tưởng chừng sự việc sẽ tạo ra tiền lệ giải quyết rắc rối Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

Tháng 11/2018 ông Tập có chuyến thăm chính thức đến Philippines dường như đã tháo gỡ nhiều khúc mắc, hai bên ký 29 thỏa thuận, trong đó đáng chú ý có hợp tác khai thác dầu khí trên biển.

Chuyến thăm của ông Tập đến Manila hồi năm ngoái có sức ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện Biển Đông

Chuyến thăm của ông Tập đến Manila hồi năm ngoái có sức ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện Biển Đông

Đáp lại, ông Duterte nói hai bên xây dựng được “một sự tin tưởng sâu sắc” đồng thời tiết lộ rằng ông và ông Tập đã bàn thảo việc tăng cường thương mại và đầu tư, và sự tham gia của Trung Quốc vào chương trình cơ sở hạ tầng lớn trị giá 180 tỷ USD mang tên “Xây, Xây nữa, Xây mãi” do ông khởi xướng.

Có thể bạn quan tâm

  • [Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 1: Những mảng màu tối

    [Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 1: Những mảng màu tối

    11:00, 05/03/2019

  • [Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 2: Nỗ lực giải cứu

    [Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 2: Nỗ lực giải cứu

    11:00, 06/03/2019

Một mặt cam kết với Manila, nhưng mặt còn lại Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, khu vực có lợi nhuận hàng hải đến khoảng 5.000 tỉ USD mỗi năm. Nước này còn tiến hành xây dựng sân bay và các hệ thống hạ tầng, quân sự hóa các “đảo nhân tạo” phi pháp.

Trong khi thế giới đổ dồn về Hà Nội để theo dõi Thượng đỉnh Mỹ - Triều thì ngoại trưởng Mỹ, Pompeo ghé thăm Philippines và có cuộc thảo luận về an ninh với Tổng thống Duterte.

Vậy, điều gì khiến mâu thuẫn Mỹ và Philippines được thu xếp nhanh chóng đến bất ngờ?Trong cuộc nói chuyện tại viện nghiên cứu Hudson, Phó Tổng thống Pence cáo buộc “Trung Quốc đang dùng “ngoại giao cho vay” (Debt diplomacy) để mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu”.

Nhưng theo New York Times, chỉ có 4/38 dự án mà Trung Quốc cam kết với Manila năm 2016 đã được triển khai. Thêm vào đó, việc tham gia vào các dự án Vành đai, Con đường, vay nợ với lãi suất 2 - 3% từ Trung Quốc, cao gấp 12 lần so với khoản vay tương tự từ Nhật Bản, có thể khiến Manila rơi vào bẫy nợ.

Cái đích mà Bắc Kinh hướng đến không phải là mối quan hệ kinh tế với Manila, mà đó chính là con đường ra Biển Đông - trong nhiều nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, chỉ duy nhất Philippines đệ đơn kiện và giành phần thắng.

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đnag bị chiếm đóng trái phép

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đnag bị chiếm đóng trái phép

Trung Quốc - rõ ràng rất e ngại những phán quyết dựa trên luật pháp quốc tế, vì họ đang chiếm đóng phi pháp nhiều hòn đảo trên Biển Đông. Bắc Kinh đang sử dụng “tín dụng” như một miếng bánh thơm để hóa giải bất đồng.

Nó được ví như cái bắp cải nhiều lớp mà nguồn vay dồi dào chỉ là vỏ bọc bên ngoài. Nếu Trung Quốc có hành động uy hiếp đảo Thị Tứ (Philippines đang chiếm đóng phi pháp) thì không còn nghi ngờ gì nữa về một chính sách ngoại giao “nhiều lớp”.

Tháng 8/2018 Washington quyết định trao chức vụ Tư lệnh lục quân Mỹ tại Nhật Bản cho Thiếu tướng Lương Xuân Việt, một người gốc Việt. Người Mỹ cho thấy rằng họ đang quan tâm sâu sắc đến tình hình Biển Đông mà Việt Nam là một trong những nước có lãnh thổ bị chiếm đóng trái phép.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Biển Đông và “chiến lược bắp cải” của Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO