[Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 2: Nỗ lực giải cứu

Diendandoanhnghiep.vn Không cần đến cuộc chiến thương mại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu bước vào một cuộc khủng hoảng "mang màu sắc Trung Quốc"

Tại Trung Quốc, tính đến cuối năm 2018, mặc dù tỉ lệ nợ xấu đạt mức cao nhất trong một thập niên vừa qua, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức dưới 2% tổng dư nợ theo số liệu chính phủ.

Thế nhưng, không nhiều người tin vào các số liệu thống kê này. Giám đốc Công ty Autonomous Research - ông Charlene Chu, và là một trong các chuyên gia hàng đầu về rủi ro tín dụng tại Trung Quốc, ước tính rằng mức nợ xấu phải lên tới 24% tổng tín dụng, với trị giá lên tới khoảng 8,5 nghìn tỷ USD.

Điều này nghe có vẻ thái quá, nhưng trong cuộc khủng hoảng năm 1997, các khoản nợ xấu ở Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan đã lên tới một phần ba tổng số các khoản vay.

“Bơm tín dụng” có phát huy hiệu quả?

Như thường thấy trong các cuộc khủng hoảng, mức độ thực sự của nợ xấu và thiệt hại có lẽ cao hơn mức mà người ta có thể dự đoán. Trong một nghiên cứu vào tháng 10, S&P Global Ratings lưu ý rằng số nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn, vì rất nhiều trong số đó được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán.

Các khoản nợ ngầm này có thể gấp nhiều lần con số được tiết lộ công khai. S&P gọi nó là “phần nổi của một tảng băng rủi ro tín dụng khổng lồ”. Các chính quyền địa phương thường tìm cách chi tiêu vào cơ sở hạ tầng để kích thích tăng trưởng, nhưng với một núi nợ, vai trò đó đang đạt đến mức giới hạn.

không phải là kiểu sụp đổ mà Mỹ đã trải qua trong năm 2008 hay là như cuộc khủng hoảng các con hổ châu Á đã trải qua vào năm 1997.

Cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc lần này không phải là kiểu sụp đổ mà Mỹ đã trải qua trong năm 2008 hay là như cuộc khủng hoảng các con hổ châu Á đã trải qua vào năm 1997.

Trung Quốc cũng đang đối phó với một đặc điểm khác của một cuộc khủng hoảng tài chính là việc dòng vốn chảy ra ngoài. Nhờ sự kiểm soát chặt chẽ, dòng tiền không thể tháo chạy nhanh nhưng nó có thể tồn tại dưới dạng ít mang tính kiểm soát hơn.

Theo số liệu của Hiệp hội bất động sản Trung Quốc, người dân quốc gia này đứng đầu danh sách người nước ngoài mua nhà đất ở Mỹ trong sáu năm liên tiếp. Chỉ trong năm 2018, người Trung Quốc đã bỏ ra hơn 30 tỷ USD vào các bất động sản tại Mỹ. Người Canada chỉ mua một phần ba mức đó; còn người Anh và người Ấn Độ chỉ mua bằng một phần tư.

Về lý thuyết, cuộc khủng hoảng tài chính theo kiểu Trung Quốc có những “lợi thế” nhất định so với các loại khủng hoảng thông thường. Bằng cách duy trì tăng trưởng và việc làm, Bắc Kinh có thêm thời gian để vá những lỗ hổng của nền kinh tế.

Nhưng trên thực tế, chính phủ đang khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn bởi quá trình khắc phục chậm chạp của mình. Điều cần làm lúc này, lẽ ra là phải đại tu quy mô lớn, thẳng tay sát nhập hoặc loại bỏ các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả. Thế nhưng, các nhà hoạch định chính sách đang tiếp tục sa lầy trong các khoản nợ đó.

Họ vẫn cố theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng vốn không thể đạt được nếu không bơm thêm tín dụng. Trung Quốc là một “kẻ nghiện nợ”, và giống như bất kỳ con nghiện nào, họ cần thêm liều tín dụng để tiếp tục phát triển. Khi các liều cứu trợ ngắn hạn đó mất đi, nền kinh tế lại bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại bị lung lay, mất quyết tâm xử lý nợ và lại bơm thêm một liều tín dụng mới!

Có nhiều người cho rằng, lý do khiến nền kinh tế đại lục tăng trưởng chậm lại gần đây, không phải do chiến tranh thương mại, mà là do những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế nợ. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách, như thường lệ, lại đang mở van tín dụng trở lại.

Hồi đầu tháng Một vừa qua, Ngân hàng Trung ương (PBoC) đã giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép các ngân hàng cho vay nhiều hơn. Chắc chắn điều này sẽ tạo ra thêm nhiều nợ xấu. Theo Dinny McMahon, tác giả cuốn sách “China’s Great Great Wall of Debt”, thêm nhiều khoản nợ được tạo ra và các khoản nợ đó được sử dụng để tạo ra tất cả những thứ gây nên vấn đề suốt thập niên qua.

“Giải cứu” nền kinh tế

Có lẽ sẽ đến một thời điểm mà ngay cả các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng nhận ra rằng núi nợ này nguy hiểm đến mức việc kiểm soát nó phải được ưu tiên hơn so với tăng trưởng. Lạm phát cao hơn có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, vì điều đó sẽ khiến PBoC khó có thể tiếp tục bơm vào số tiền mặt mà hệ thống cần có để duy trì hoạt động.

Nhưng điều này sẽ không có nhiều khả năng xảy ra, ít nhất là trong ngắn hạn. Lạm phát giảm mạnh đang làm dấy lên mối lo rằng Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ giảm tăng trưởng, khiến cho núi nợ của nước này thậm chí còn trở nên nặng nề hơn.

Giải pháp thực sự duy nhất, là thay đổi mô hình tăng trưởng nền kinh tế. Các nhà kinh tế và chính sách đã tranh luận về việc Trung Quốc cần phải “cân bằng lại” - chuyển động lực tăng trưởng từ đầu tư sang tiêu dùng.

Chuyên gia kinh tế Dinh Shuang của Ngân hàng Standard Chartered cho rằng hoạt động tiêu dùng có tiềm năng lớn để tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn đầu tư trong bối cảnh xu hướng đô thị hóa, sự già hóa dân số và nhóm thu nhập trung bình ngày càng tăng đòi hỏi chất lượng hàng hóa và dịch vụ cũng phải cao hơn.

Việc xác định người tiêu dùng Trung Quốc là động lực kinh tế quan trọng của nước này là minh chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có sự thay đổi về chất, đặc biệt là thay đổi về mô hình sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Nhiều năm qua, Trung Quốc mở cửa xuất khẩu để thu hút nguồn lực, công nghệ bên ngoài, tuy nhiên, đến thời điểm này, khi hướng tới sự phát triển bền vững, Trung Quốc chú trọng xây dựng thị trường trong nước, sử dụng kinh tế tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng.

Cùng với đó, Trung Quốc cũng bắt buộc một loạt ngành nghề, doanh nghiệp sản xuất có năng suất thấp, chất lượng hàng hóa không cao, gây ô nhiễm môi trường... không được phép tồn tại và họ tuyên bố làm được. Vì thế hàng loạt nhà máy nhiệt điện, dệt, nhuộm, xơ sợi, hóa chất được đẩy sang các nước khác.

Là nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, Trung Quốc nên là một nguồn hỗ trợ cho nền kinh tế thế giới đang tuột dốc. Nhưng nếu Trung Quốc không giải quyết được cuộc khủng hoảng tài chính của mình thì nó lại là một gánh nặng cho toàn cầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 2: Nỗ lực giải cứu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711632505 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711632505 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10