Bình Dương: Xây dựng "chỗ đứng" cho các sản phẩm làng nghề

Diendandoanhnghiep.vn Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương vừa phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Chương trình "Đối thoại với cử tri" với chủ đề "Nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bình Dương: Khơi dậy những tiềm năng".

Ông Nguyễn Văn Lộc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương chủ trì buổi đối thoại.

>> Bình Dương: Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

Chương trình

Chương trình "Đối thoại với cử tri" với chủ đề "Nghề và làng nghề truyền thống tỉnh Bình Dương: Khơi dậy những tiềm năng".

Ông Hồ Trúc Thanh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Dương cho biết, thực hiện Quyết định 801 của Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu phối hợp các địa phương xây dựng dự thảo kế hoạch đồng thời rà soát đánh giá lại hiện trạng làng nghề nông thôn, trên cơ sở các tiêu chí để có các chính sách hỗ trợ cho nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống. Đồng thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức công nhận nghệ nhân, thợ giỏi. Thời gian tới, Sở phối hợp  tham mưu cơ chế chính sách đào tạo nghề, duy trì phát huy những giá trị, tinh hoa, sáng tạo của nghệ nhân, lưu giữ ngành nghề truyền thống. Đồng thời phối hợp Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát triển du lịch gắn với nghề truyền thống, đưa sản phẩm nghề truyền thống vươn ra thị trường thế giới.

Trả lời câu hỏi của cử tri tại phường Tương Bình Hiệp, TP. Thủ Dầu Một qua đường dây nóng về các chính sách, chương trình hỗ trợ để giữ gìn nghề, truyền nghề cũng như thu hút người lao động trẻ quan tâm tham gia học các nghề truyền thống, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay việc đào tạo các ngành nghề truyền thống chủ yếu qua truyền nghề từ các nghệ nhân lớn tuổi. Theo quy định hiện hành chưa có chính sách cụ thể đối với các ngành nghề truyền thống. Tuy nhiên trong danh mục ngành nghề đào tạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành có những danh mục ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội lại có nhu cầu. Trong đó, có 3 nhóm nghề là nghề sơn mài, nghề điêu khắc và kỹ thuật điêu khắc cổ. Khi học các ngành nghề này người học được miễn học phí.

Trong thời gian tới Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách để thu hút những người học các ngành nghề truyền thống. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với hiệp hội các ngành hàng, cũng như các doanh nghiệp sản xuất các ngành hàng truyền thống này, để đảm bảo người học sau đào tạo có việc làm và có được thu nhập xứng đáng.

Các cử tri đặt câu hỏi tại Chương trình

Các cử tri đặt câu hỏi tại Chương trình

Chủ trương chung của tỉnh di dời các cơ sở sản xuất ở khu vực phía Nam lên phía Bắc, kể cả đối với các cơ sở nghề truyền thống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc vừa có thể duy trì sản xuất cho các cơ sở, vừa có thể bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống. Cử tri Huỳnh Văn Bình (TP.Tân Uyên) đặt vấn đề định hướng giải pháp của tỉnh thực hiện công tác di dời để đảm bảo hài hòa giữa hai yếu tố trên. 

Bà Nguyễn Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, để thực hiện cái công tác di dời, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở ngành xây dựng tiêu chí di dời, trên cơ sở đó sẽ có những tiêu chí cụ thể để thực hiện công tác di dời và chuyển đổi công năng. Đối với ngành nghề truyền thống, Sở Công Thương cũng sẽ tham mưu đề xuất có những tiêu chí đặc biệt để làm sao cho các ngành nghề truyền thống, gốm sứ, cũng như sơn mài điêu khắc được tiếp tục phát triển và bảo tồn.

Hiện nay Sở Công Thương đang phối hợp với các sở ngành, thành viên các Ban chỉ đạo tham mưu xây dựng một số chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp di dời, sau khi chính sách được HĐND tỉnh ban hành nghị quyết, Sở sẽ triển khai thực hiện để hỗ trợ cho các doanh nghiệp.

Sở Công Thương cũng phối hợp với các địa phương rà soát và lên phương án phát triển các cụm công nghiệp tích hợp vào quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2050. Sau khi quy hoạch của tỉnh được phê duyệt, sẽ triển khai thực hiện các cụm công nghiệp để phục vụ cho công tác di dời của các doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu là chính sách hỗ trợ về giá thuê đất…

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Chương trình

Ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phát biểu tại Chương trình.

Các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa mà còn là nơi bảo tồn, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, truyền từ đời này sang đời khác, với những sản phẩm vừa mang bản sắc riêng vừa thể hiện nét độc đáo của cả dân tộc. Để khơi dậy những tiềm năng giúp lưu giữ và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, theo TS. Phạm Lan Hương - Giảng viên Trường Đại học Văn hoá TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương cần đánh giá các giải pháp đang triển khai, đang thực hiện để xem giải pháp nào hiệu quả sẽ tiếp tục đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, cần chú trọng về con người - là các chủ thể sáng tạo, chủ thể văn hoá, những người tạo ra các sản phẩm từ các làng nghề thủ công truyền thống, những người đã gìn giữ và trao truyền cho các thế hệ trong tương lai, chính vì vậy cần chú trọng trong việc tôn vinh, công nhận nghệ nhân. Bên cạnh đó, khuyến khích các bạn trẻ đam mê với nghề, với làng nghề và với các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh.

Theo bà Hương, cùng với việc chú trọng đến vai trò tham gia của cộng đồng, tỉnh cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội, Trung tâm xúc tiến du lịch, các sở, ban ngành trong việc kết nối với các doanh nghiệp… tổ chức các diễn đàn, các buổi trao đổi, chia sẻ để mọi người cùng kể về những câu chuyện về làng nghề, chia sẻ kinh nghiệm cũng như các xu hướng mới, sự phát triển mới của các nghề thủ công, không phải chỉ trong nước, trong khu vực mà còn ở trên thế giới…

Trong quá trình phát triển, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là sự tác động của nền kinh tế thị trường và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến không ít các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh đang dần mai một. Do đó, cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa đối với việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, vừa bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, vừa góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đất và người Bình Dương.

Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương cho rằng, muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp gốm sứ phải nỗ lực đầu tư nâng cấp cơ sở, đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý trong sản xuất, tuân thủ quy định bảo vệ môi trường, thực hiện tốt chính sách cho người lao động, tạo ra giá trị sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chí của các doanh nghiệp nhập khẩu, nhà bán lẻ trên thế giới.

Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương kiến nghị

Ông Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương kiến nghị

Ông Thành cho rằng vấn đề di dời mang tính sống còn của doanh nghiệp gốm sứ do đa số doanh nghiệp gốm sứ hoạt động kiểu gia đình, sản xuất nhỏ, rất ít doanh nghiệp có những nguồn vốn mua đất để xây dựng nhà máy để có thể di dời. Do đó ông kiến nghị tỉnh có những chính chính sách hỗ trợ về vốn đối với những doanh nghiệp không phù hợp về tiêu chí bắt buộc phải di dời.

Đồng thời, tỉnh cần quan tâm bố trí cho các doanh nghiệp làng nghề có những vị trí giao thông không quá xa nơi sản xuất cũ để vừa thuận tiện cho việc di chuyển lao động có tay nghề vừa đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong phát triển du lịch kết hợp với làng nghề truyền thống.

Để hỗ trợ, giúp các nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh tiếp tục được duy trì, phát triển gắn với phát triển tiềm năng kinh tế, du lịch trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Dành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Bình Dương sẽ quy hoạch lại ngành nghề truyền thống của tỉnh. Những ngành nghề nào đã có tiêu chuẩn sẽ có chương trình để mà phát triển mạnh mẽ hơn, những ngành nghề nào đã có truyền thống nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, tiếp tục đầu tư, phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn được các giá trị truyền thống.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: Xây dựng "chỗ đứng" cho các sản phẩm làng nghề tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714243454 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714243454 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10