Bình Phước đang đẩy mạnh triển khai các dự án giao thông huyết mạch, tạo sự đột phá trong đầu tư hạ tầng giao thông, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
>>Bình Phước hướng tới nền hành chính hiện đại
Nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, là cửa ngõ giao thương kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL… Bình Phước đang đẩy mạnh triển khai các dự án giao thông huyết mạch, tạo sự đột phá trong đầu tư hạ tầng giao thông, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Đứng trước cơ hội phát triển, tỉnh Bình Phước chủ trương đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện kết nối giao thương với các tỉnh lân cận và vươn ra các nước trong khu vực.
Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, nằm trong vùng tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, là cửa ngõ giao thương kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL, đặc biệt là các khu vực kinh tế năng động bậc nhất của cả nước như: TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu đồng thời là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Vương Quốc Campuchia khá dài trên 260 km. Với những đặc điểm như vậy, Bình Phước có rất nhiều điều kiện để phát triển hạ tầng giao thông nhằm tăng khả năng vận tải nội tỉnh, liên tỉnh, liên vùng và quốc tế.
>>Bình Phước họp mặt kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Nhằm phát huy được những lợi thế về vị trí địa lí và liên kết vùng, trong những năm qua tỉnh Bình Phước huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, tăng khả năng kết nối và làm động lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Ông Nguyễn Tấn Hùng – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã nhựa hóa được khoảng 63,8% các tuyến đường giao thông. Trong đó, các tuyến đường tỉnh lộ (18 tuyến/635 km) và quốc lộ (3 tuyến/229 km) nhựa hóa 100%, đường huyện (135 tuyến/1021 km) nhựa hóa 52,7%, đường đô thị (325 tuyến/ 419 km) nhựa hóa 81,9% và đường xã, đường chuyên dùng (2376 tuyến/6703 km) nhựa hóa 57,9%. Đặc biệt, các tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng, kết nối với các tỉnh lân cận luôn được qua tâm đầu tư như: QL.13, QL.14, ĐT.741, ĐT.751, ĐT.752, ĐT.753, ĐT.754, ĐT.755, ĐT.759, ĐT.759B...
Tuy nhiên, hệ thống giao thông hiện tại của tỉnh, đặc biệt là các tuyến giao thông có tính kết nối liên kết vùng, khu vực, các tuyến đường cao tốc vẫn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh.
Ông Nguyễn Tấn Hùng cho biết, năm 2021, ngành Giao thông Vận tải đã xác định đây là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nên những kết quả đạt được trong năm 2021 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo sức lan tỏa, góp phần thực hiện thành công, thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.
Do vậy, bên cạnh các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được khởi công vào cuối năm 2020, các công trình dự kiến khởi công mới trong năm 2021, cụ thể như: Xây dựng đường giao thông phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư; Nâng cấp đường QL.13 đoạn Liên ngành – Hoa Lư; Xây dựng đường vòng quanh hồ Phước Hòa; đường ĐT.753B kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương; Xây dựng cầu kết nối Long Tân (huyện Phú Riềng) – Tân Hưng (huyện Hớn Quản)... và công trình sử dụng nguồn vốn ODA như Nâng cấp, mở rộng ĐT.756 Minh Lập - Lộc Hiệp, ngành GTVT còn chủ động đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741, dự án BOT đường Đồng Phú – Bình Dương. Tỉnh Bình Phước cũng đang phối hợp chặt chẽ với tỉnh Bình Dương và TP HCM huy động nguồn lực triển khai thực hiện dự án đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành.
Các dự án sau trên khi hoàn thành sẽ kết nối hầu hết các KCN, Cụm công nghiệp, kết nối các tuyến ĐT.741, QL.13, QL.14 nhằm hình thành khu vực tam giác phát triển, năng động bậc nhất của tỉnh là Đồng Phú – Đồng Xoài - Chơn Thành, sẽ tạo bước tiên phong và đột phá về kết cấu hạ tầng giao thông trên toàn khu vực nói chung và toàn tỉnh nói riêng.
Hiện nay, ngành Giao thông Vận tải Bình Phước đang tiếp tục phối hợp với đơn vị tư vấn quy hoạch thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhằm tích hợp vào Đồ án Quy hoạch chung của tỉnh làm cơ sở triển khai thực hiện và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt là giao thông đường bộ theo đúng quy định.
Ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bình Phước Thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, ngành GTVT đã và đang tính cực phối hợp với Sở GTVT các tỉnh, thành phố lân cận như ĐăkNông, Bình Dương, TP HCM để tham mưu UBND tỉnh Bình Phước đề xuất Chính phủ, Bộ GTVT và các Bộ ngành Trung ương bổ sung vào quy hoạch, kiến nghị triển khai một số dự án giao thông trọng điểm nhằm rút ngắn khoảng cách đến các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, rút ngắn khoảng cách đến các sân bay, cảng biển... nhằm góp phần thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, khu kinh tế, các cụm công nghiệp trên địa bàn. |
Có thể bạn quan tâm