“Bố già” của… 007 (Phần 1)

Diendandoanhnghiep.vn “Bố già” theo nghĩa đen nguyên bản là “người cha đỡ đầu”. Với nghĩa này, Broccoli thực sự là “bố già” của nhân vật điện ảnh 007 James Bond.

Thương vụ để đời

Loạt truyện về điệp viên 007 ra đời từ năm 1952, mỗi năm một cuốn, thành công về thương mại lẫn nghệ thuật. Một bộ truyện gồm những ác nhân kì dị, lời thoại súc tích và không thiếu phiêu lưu tình ái rất thích hợp để đưa lên màn bạc. Nhưng đến tận năm 1961, vẫn chưa có một cuốn tiểu thuyết 007 nào thành phim (có cuốn đầu tiên ‘Casino Royale’ được chuyển thể thành phim truyền hình để rồi bị lãng quên).

Tác giả loạt truyện là Ian Fleming thất vọng với giới làm phim Mỹ đến mức ông mô tả họ như “đám người rừng” trong một lá thư gửi bạn. Nhưng tác giả vẫn còn một hi vọng cuối là nhà sản xuất Harry Saltzman - người đã mua bản quyền trọn bộ 007 (trừ cuốn ‘Casino Royale’) với giá 50 ngàn đô và đề xuất trả thêm 100 ngàn đô cho mỗi cuốn thành phim.

Tuy Saltzman không quen biết nhiều với những hãng phim lớn, nhưng ông biết một người có thể kết nối với các hãng phim đó, và chính người đó cũng đang để mắt đến bộ tiểu thuyết 007.

Người đó là Cubby Broccoli, một dân New York gốc Ý chính hiệu (xuất thân giống “ông trùm” Vito Corleone trong tiểu thuyết Bố già). Khi mới ngoài 20 tuổi và mới đặt chân đến Hollywood, Broccoli làm bạn với tỉ phú Howard Hughes, nhờ đó ông trở thành người đại diện cho các siêu sao thời bấy giờ như Lana Turner hay Ava Gardner. Một thời gian sau, Broccoli chuyển sang làm sản xuất phim độc lập.

Vì quan tâm đến bộ tiểu thuyết 007, Broccoli thuyết phục Saltzman chia một nửa giá trị bản quyền bộ tiểu thuyết để đổi lấy cơ hội chốt hợp đồng với một hãng phim lớn.

Hợp đồng đến ngay mùa hè năm 1961: hãng phim United Artists (UA) đồng ý chi 1 triệu đô làm phần phim đầu tiên, lợi nhuận được chia 60 - 40, với phần lớn thuộc về bộ đôi sản xuất Broccoli - Saltzman.

Hợp đồng này không khác một canh bạc đối với UA. Theo thống kê của trang tin điện ảnh IMDB, trong 2.500 phim ra mắt năm 1960, chưa tới 30 phim đạt doanh thu 1 triệu đô. Chính UA cũng không chắc về tương lai bộ phim và kế hoạch làm phần tiếp theo chứ chưa nói gì đến làm cả một loạt phim.

Lợi nhuận tức thời

Sự mông lung của UA thể hiện ngay trong buổi chiếu thử phần phim đầu tiên “Dr. No”: Mọi thành viên ban lãnh đạo hãng phim im lặng, và Saltzman nhớ lại có một người đã ca thán “ít ra chúng ta chỉ lỗ có 840 nghìn đô”.

Tuy nhiên, mặc dù “Dr. No” có một phong thái hơi cường điệu, UA sau đó nhận ra sự cường điệu này lại hợp với trào lưu văn hóa của thập niên 60. Bộ phim đạt doanh thu 41 triệu đô khi ra mắt thế giới vào tháng 10/1962.

Để chắc ăn hơn tại thị trường Mỹ, UA cho chiếu phim ở các thị trấn nhỏ trước khi tấn công các thành phố lớn như New York hay Chicago - và bộ phim tiếp tục chinh phụ xứ cờ hoa với 16 triệu đô doanh thu, đứng thứ 7 trong số các phim bội thu nhất Bắc Mỹ năm 1963.

Sau khi trừ hết các chi phí chia chác giữa các bên, bộ đôi Broccoli - Saltzman thu được từ 5 - 10 triệu đô mỗi người, rất nhiều so với số tiền mà các nhà làm phim độc lập khác kiếm được trong cả sự nghiệp của họ.

Bộ đôi này hợp tác làm ăn theo hướng tối đa hóa lợi nhuận và… giảm gánh thuế ở Anh. Họ lập hai công ty, một ở Anh tên Eon để làm phim, và một ở… nước ngoài tên Danjaq để sở hữu bản quyền của tác phẩm và để thu lợi nhuận.

Mặc dù có hai nhà sản xuất, nhưng Broccoli mới thật sự là “bộ não” của loạt phim. Ông chủ trương làm phim khác với số đông và thương lượng để nắm quyền kiểm soát nghệ thuật của bộ phim.

Ông hợp tác với Saltzman để chọn bối cảnh, đạo diễn, diễn viên đóng vai 007, sản phẩm quảng cáo trong phim, và rất nhiều chi tiết khác. Với mỗi phần tiếp theo, ban sản xuất luôn yêu cầu kinh phí tăng dần, trái ngược cách làm phim kiểu rẻ tiền, công thức của Hollywood dành cho những phim phần tiếp theo ở thời đó.

Thêm vào đó, Broccoli muốn làm phim với tâm lí thoải mái. “Chúng tôi không có ý định tranh giải Oscar, chúng tôi chỉ mang giải trí cho công chúng”, ông trả lời phóng viên tờ New York Times sau buổi công chiếu “Moonraker”, tập thứ 11 của loạt phim vào năm 1979.

Broccoli biết rằng mối duyên với 007 sẽ mang lại cho ông rất nhiều, nên ông luôn cố gắng đạt thỏa thuận có lợi nhất, và mối quan hệ với UA tạo điều kiện cho ông chi phối mọi thứ. Vì thế, những bộ phim kì vĩ mang tinh thần James Bond vẫn ra rạp đều đều - mỗi phần sẽ được làm phù hợp với thay đổi văn hóa ở từng thời điểm.

Đến năm 1979, UA báo cáo doanh thu ở Bắc Mỹ của loạt phim là 163 triệu đô (tương đương 600 triệu đô ngày nay), đồng nghĩa Broccoli đã kiếm được một nửa số tiền đó - một khoản kếch xù và chưa tính đến doanh thu ở các thị trường khác.

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Bố già” của… 007 (Phần 1) tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713619030 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713619030 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10