Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

Diendandoanhnghiep.vn Góp ý cho Dự thảo Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, Bộ Quốc phòng thống nhất về chủ trương xây dựng Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế Việt Nam tại TP.HCM.

>>>Phát triển trung tâm tài chính TP.HCM theo hướng Trung tâm Công nghệ Tài chính

Theo Bộ Quốc phòng, việc xây dựng TTTC quốc tế tại TP.HCM sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển ngành dịch vụ, trong đó có dịch vụ tài chính; tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế vào Việt Nam; mở rộng hoạt động cho các ngân hàng, công ty bảo hiểm Việt Nam ra ngoài khu vực; nâng cao vị thế của TP.HCM và Việt Nam trên trường quốc tế. Do đó, Bộ Quốc phòng thống nhất về chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM.

Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM.

Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM.

Bộ Quốc phòng cho rằng, việc xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM sẽ mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo sẽ tiềm ẩn rủi ro nhất định, đặc biệt là các rủi ro về mất an ninh tài chính – tiền tệ (nạn rửa tiền, tội phạm tài chính, giao dịch tiền bất hợp pháp có liên quan dén các hoạt động tham nhũng, tài trợ khủng bố, buôn bán ma túy, buôn bán vũ khí...).

“Vì vậy, việc xây dựng Đề án cần được có các phân tích cụ thể hơn về các rủi ro có thể xảy ra và xây dựng biện pháp xử lý, phòng tránh giảm thiểu các rủi ro này”, đại diện Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Theo Bộ Quốc phòng, hiện tại, TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung còn thiếu nhiều yếu tố để có thể cạnh tranh trở thành TTTC khu vực và quốc tế như: cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp lý đồng bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao về tài chính, bảo hiểm, công nghệ thông tin,...

Trong thực tế, các tổ chức tài chính quốc tế chưa hiện diện nhiều tại Việt Nam và có xu hướng chủ yếu phục vụ cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thậm chí đã có một số ngân hàng nước ngoài rút chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam do hoạt động không hiệu quả. Đồng thời, hiện chưa có đủ cơ sở để khẳng định TTTC TP.HCM có thể cạnh tranh với các TTTC khác như: Singapore, Hồng Kông, Jakarta, Manila, Kuala Lumpur, Bangkok..., đặc biệt bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay và thời gian tới dự kiến sẽ còn nhiều khó khăn.

>>>3 giai đoạn phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM

Theo Bộ Quốc phòng, việc đề xuất quan điểm phát triển TTTC TP.HCM dưới hình thức “không gian mềm” cần được cân nhắc, phân tích đầy đủ và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp triển khai phù hợp. Ảnh: Một góc khu vực các tòa nhà văn phòng tài chính ở Vịnh Marina, Singapore (nguồn ảnh: Pixabay)

“Do vậy, cần có phương án, giải pháp đồng bộ, có lộ trình triển khai cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các TTTC khác trong khu vực và quốc tế; có thể nghiên cứu xây dựng lộ trình TTTC phân chia thành các giai đoạn phù hợp, từ thấp đến cao (TTTC quốc gia, TTTC khu vực, TTTC quốc tế và toàn cầu)”, Bộ Quốc phòng nêu.

Cũng theo Bộ Quốc phòng, việc đề xuất quan điểm phát triển TTTC TP.HCM dưới hình thức “không gian mềm” (mô hình không có giới hạn về mặt địa lý tương tự một đặc khu như Hồng Kông, Trung Quốc hoặc một trung tâm thương mại như Marina Bay Sands, Singapore hoặc một quốc đảo như Cayman,...) cần được cân nhắc, phân tích đầy đủ và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp triển khai phù hợp.

Bộ Quốc phòng cũng cho rằng, hiện tại, các nhóm chính sách đề xuất chưa được đánh giá tác động và cung cấp số liệu tính toán thống kê cụ thể. Bộ Quốc phòng ví dụ, nếu áp dụng thay đổi chính sách ước tính sẽ tăng thu hút được bao nhiêu vốn đầu tư, lao động chất lượng cao, tác động đến thu chi ngân sách như thế nào, ...).

Một số chính sách tiềm ẩn rủi ro về quốc phòng, an ninh như việc cho phép chuyển đổi đồng Việt Nam thành ngoại tệ tương đương mà không phải chứng minh mục đích chuyển đổi hay chuyển tiền; việc nới lỏng thủ tục xuất nhập cảnh và việc sở hữu bất động sản của người nước ngoài.

“Do đó, việc đề xuất xây dựng hành lang pháp lý phải cần được phân tích cụ thể, xem xét cẩn thận trên cơ sở nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết, đảm bảo quốc phòng, an ninh cũng như an toàn chủ quyền quốc gia”, đại diện Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng nhấn mạnh, việc thử nghiệm chính sách đột phá, vượt trội là cần thiết nhưng không nên chỉ tập trung vào tự do hóa tài chính cũng như gia tăng các ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, mà có thể nghiên cứu theo hướng tạo ra sự khác biệt để tận dụng các cơ hội, các khoảng trống từ thị trường tài chính quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bộ Quốc phòng thống nhất chủ trương xây dựng TTTC quốc tế Việt Nam tại TP.HCM tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714007884 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714007884 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10