Xúc phạm lãnh đạo trên mạng xã hội: Đã xử lý một số đối tượng nhưng chưa chặn được

Diendandoanhnghiep.vn Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ sẽ củng cố chứng cứ xử lý đối tượng bôi nhọ trên mạng.

Sáng nay (1/11), Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông trả lời chất vấn các ĐB về những giải pháp xử lý, ngăn chặn thông tin có nội dung bôi nhọ, xúc phạm cá nhân trên mạng internet.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm 

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm 

 

Sẽ củng cố chứng cứ xử lý đối tượng bôi nhọ trên mạng

ĐB Nguyễn sỹ Cương (Bình Thuận) tiếp tục gửi câu hỏi chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Công an phiên sáng nay, ông nói "Tôi thấy tình trạng xúc phạm cá nhân diễn ra rất nặng nề, chuyện nhận xét và bình luận thì thoải mái nhưng xúc phạm cá nhân, thậm chí đó là thành viên Chính phủ, hoặc các Bộ trưởng thì rất đáng để xử lý".

"Việc xúc phạm Quốc hội và xúc phạm Đại biểu quốc hội như vậy, Đề nghị Bộ Công an trả lời có thể xử lý được các trường hợp này không. Tình trạng sim rác tràn nan, cách xử lý như thế nào, rất cần câu trả lời từ phía cơ quan quản lý nhà nước?" - ĐB Cương nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của ĐB Cương, Thượng tướng Tô Lâm cho biết, Bộ đã phối hợp với Bộ TT&TT cùng các cơ quan chức năng xử một số vụ việc và một số đối tượng nhưng cũng thừa nhận “công nghệ hiện nay chưa ngăn chặn được, còn một số khó khăn”.

Việc xử lý tính nặc danh của thông tin trên mạng, thậm chí vi phạm không chỉ ở trong nước mà còn có tính xuyên quốc gia, quốc tế nên đây là khó khăn.

Một số quy định về xử lý những vấn đề này cũng chưa được hoàn thiện, ví dụ vấn đề giám định, mỗi khi muốn xử lý những thông tin vu khống, xuyên tạc cũng phải có giám định của cơ quan chức năng hay chứng cứ phạm tội, chứng cứ số. Vấn đề này đang được hoàn thiện để xử lý.

Đề cập giải pháp, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhấn mạnh việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong đấu tranh xử lý những hành vi tuyên truyền, xúc phạm danh dự người khác, làm nhục, vu khống trên không gian mạng.

“Chúng tôi phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng các quy định của pháp luật, trong đó quy định các biện pháp xử lý hành vi phạm pháp trên không gian mạng” – ông Tô Lâm cho biết.

Việc phối hợp với các Bộ, ban ngành tuyên truyền, phản bác các hoạt động chống đối, bôi nhọ, xuyên tạc trên không gian mạng cũng sẽ được tăng cường.

Về công tác quản lý Nhà nước, an ninh thông tin, Bộ Công an phối hợp với Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông internet ngăn chặn truy cập từ trong nước với khoảng gần 3.000 trang mạng có nội dung xấu; thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật trên không gian mạng, cung cấp thông tin xuyên tạc sai sự thật; yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước ngoài phối hợp thực hiện các yêu cầu hợp tác xử lý thông tin vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Cùng với đó, lực lượng công an tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ với các đối tượng hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước, bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự trên không gian mạng.

3 giải pháp xử lý sim rác

Liên quan tới câu hỏi chất vấn về việc xử lý tình trạng sim rác của các ĐB đưa ra từ chiều 31/10, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sim rác là khái niệm chưa được định nghĩa trong văn bản pháp luật. Đây là từ thường dùng để chỉ SIM không có thông tin chính xác về người dùng và không tìm ra người dùng. SIM rác tồn tại dưới 2 dạng: SIM kích hoạt sẵn tồn tại trên kênh phân phối, có thể mua dễ dàng và SIM đã đến tay người dùng.

Hôm qua tôi nói giải pháp căn cơ là người dùng SIM phải chính danh, đăng ký đầy đủ thông tin, mà cái gốc là cơ sở dữ liệu căn cước công dân có số CMND, ảnh, vân tay để khi đăng ký chính xác đúng người, đúng SIM. Khi chưa có cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Bộ TTTT đã làm một số giải pháp, đó là thu hồi SIM rác.

Từ cuối năm 2016, các nhà mạng đã tiến hành thu hồi SIM rác kích hoạt sẵn trên kênh phân phối. Từ tháng 7/2017 đến nay đã thu hồi được 24 triệu SIM, trong đó 50% thuộc về nhà mạng lớn nhất là Viettel. Thứ 2 là đăng ký lại thông tin thuê bao. Từ 7/2017 các nhà mạng tổ chức đăng ký lại trong đó có chụp ảnh, những thuê bao chưa đủ thông tin mà không đăng ký lại thì kiên quyết cắt dịch vụ.

Sắp tới chúng ta sẽ làm gì? Với SIM mới phải kiên quyết đăng ký đầy đủ thông tin, gồm cả chụp ảnh. Thứ hai, các nhà mạng không đưa ra thị trường SIM giá rẻ để người sử dụng SIM thay thẻ điện thoại. Thứ ba là nghiên cứu công nghệ nhận dạng và xác thực ảnh thực với ảnh chụp CMND.

Bộ đã giao tập đoàn VNPT phát triển công nghệ này, dự kiến quý II/2019 xong. Công nghệ này không chỉ giúp đăng ký SIM mà còn xác thực nhiều loại thẻ và dịch vụ khác.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xúc phạm lãnh đạo trên mạng xã hội: Đã xử lý một số đối tượng nhưng chưa chặn được tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714035042 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714035042 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10