Nhiều dự án đầu tư công "đội vốn": Bộ Tài chính nói gì?

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian qua, có khá nhiều các dự án đầu tư trong đó, có nguồn vốn nhà nước bị đội vốn lên con số khá lớn, gây lãng phí, bức xúc dư luận.

Phát biểu tại họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật, kỷ cương Ngân sách nhà nước chiều 25/5, ông Lê Tuấn Anh - Phó Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, pháp luật về đầu tư và xây dựng hiện hành (Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng) đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong lập, thẩm định và quyết định đầu tư dự án; đồng thời cũng quy định rõ điều kiện được điều chỉnh dự án.

Toàn cảnh buổi họp báo của Bộ Tài chính chiều 25/5

Toàn cảnh buổi họp báo của Bộ Tài chính chiều 25/5

Đối với đầu tư công, Bộ trưởng và Chủ tịch UBND là người quyết định đầu tư.

Do vậy, quá trình thực hiện nếu có điều chỉnh không đúng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ đầu tư, cơ quan thẩm định và người phê duyệt điều chỉnh; các cá nhân, tổ chức nào sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ông Lê Tuấn Anh chỉ ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc "đội vốn". Với các nguyên nhân khách quan theo luật định thì việc điều chỉnh dự án và tăng vốn là cần thiết.

Đối với các nguyên nhân chủ quan cần có phân tích, đánh giá cụ thể đối với từng dự án để xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện, từ đó quy đúng trách nhiệm. Song nhìn chung là do chất lượng ở khâu lập dự án ban đầu kém, dự án được lập sơ sài, thiếu thực tế (khảo sát, lập dự án).

Chất lượng thẩm định không cao hay như khâu tổ chức thực hiện không đồng bộ dẫn đến kéo dài thời gian (giải phóng mặt bằng chậm, vốn bố trí không đủ, nhà thầu không đủ năng lực, thi công kéo dài....).

Đặc biệt, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, thực hiện của các cấp quản lý, theo dõi và thực hiện.

Để ngăn chặn được tình trạng này, ông Lê Tuấn Anh cho rằng phải tăng cường phản biện độc lập trong lựa chọn quyết định đầu tư, giám sát, kiểm tra nghiêm túc, chế tài xử lý mạnh...

Một vấn đề khác được đưa ra tại cuộc họp báo là vấn đề chi ngân sách. Theo dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2018, cơ cấu chi đầu tư phát triển chiếm 26,2%, chi trả nợ lãi chiếm 7,39%, chi thường xuyên chiếm 61,76%.

Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư công chậm, ông Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Bộ Tài chính cho biết, từ trước năm 2015, việc giải ngân vốn vay ODA và vốn ưu đãi không dựa trên dự toán Quốc hội giao mà dựa trên tiến độ triển khai dự án.

Kể từ năm 2016, giải ngân nguồn vốn này phải theo đúng dự toán đã được Quốc hội giao. Tuy nhiên, khi áp dụng trên thực tế thì nhiều chủ dự án vẫn “quen” giải ngân theo tiến độ mà không dựa vào dự toán. Vì vậy, việc triển khai không đúng tiến độ như dự toán, trong quá trình triển khai đã phải điều chỉnh.

Trong khi đó, theo Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, việc điều chỉnh dự toán là rất khó, vì không thể có cơ chế chuyển vốn giải ngân chậm của địa phương này sang địa phương khác, từ bộ này sang bộ khác, ngay cả chuyển trong cùng một bộ cũng rất khó.

Do đó, cần thắt chặt việc giải ngân theo dự toán. Đồng thời, Luật Quản lý nợ công cũng có hiệu lực từ tháng 7 tới đây và các nghị định đang được xây dựng, sẽ góp phần giải quyết các vướng mắc hiện nay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều dự án đầu tư công "đội vốn": Bộ Tài chính nói gì? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714400217 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714400217 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10