Ai sẽ thúc đẩy chuyển đổi số cho các ngành hiệu quả?

THU DUYÊN 11/12/2023 13:00

Mấy năm qua, Việt Nam để việc chuyển đổi số cho các ngành nên việc phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam rất chậm. Vậy ai sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi số cho các ngành một cách hiệu quả?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ nhận định tại Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức tại Quảng Ninh ngày 11/12/2023. 

Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại Diễn đàn

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông phát biểu tại Diễn đàn

Theo Bộ trưởng thì việc chuyển đổi số cho các ngành đó phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp công nghệ số. "Vì chúng ta có hạ tầng, chúng ta có công nghệ, chúng ta có nhân lực, chúng ta có hiểu biết chuyển đổi số, thì chúng ta phải là người sáng tạo ra các ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành". Không có các sản phẩm công nghệ nội địa, Việt Nam không thể là nước phát triển, không thể so sánh với quốc tế. 

Nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, theo Bộ trưởng, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành rất đáng khích lệ.

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam – Làm ra tại Việt Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43%, và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự diễn đàn

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự diễn đàn

Năm 2019, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được khai sinh, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, Sáng tạo tại Việt Nam, Làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu.

Phát triển ứng dụng số cho các ngành thì cũng chính là sáng tạo sản phẩm, cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Nhà mạng China Mobile của Trung Quốc một năm chi tới 4 tỷ USD để phát triển các ứng dụng, các Use Case cho các ngành công nghiệp. Họ đã phát triển được trên 30.000 ứng dụng 5G công nghiệp, và doanh thu hàng năm của China Mobile vì thế mà tăng trên 10%. Thị trường các ứng dụng 5G sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020.

"Vậy thì, hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và lĩnh vực. Và đây cũng chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. Việt Nam nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng năng suất lao động thì nay, lời giải của Việt Nam về vấn đề nan giải này chính là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành.

Tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ số xuất sắc

Tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ số xuất sắc

Trước tình hình thị trường quốc tế sôi động và tiềm năng khai thác rộng lớn, việc doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này là một thách thức đáng kể. Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Thái Sơn - Tổng Giám Đốc NTQ Solution cho biết, các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tập trung chủ yếu vào gia công phần mềm và các công đoạn tầng thấp, gặp khó khăn trong việc giành được niềm tin từ khách hàng để mở rộng hoạt động vào các công đoạn cao hơn. Mặc dù cơ hội phát triển ở những dịch vụ IT đang rộng mở (theo dự báo của Gartner doanh thu của mảng dịch vụ IT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn 10.4%, vượt 1.5 nghìn tỷ đô). Với hơn 12 năm hoạt động và cung cấp dịch vụ cho hơn 300 khách hàng quốc tế, NTQ Solution đã chia sẻ kinh nghiệm và chiến lược để thành công tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Châu Âu và Mỹ. Ông Sơn đã chia sẻ bí quyết “mồi câu” để xây dựng niềm tin từ khách hàng và phát triển năng lực để tiến xa hơn trong các hoạt động kinh doanh.

Được biết, năm 2024 tới cũng sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực.

Cũng tại Diễn đàn, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2023 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ số xuất sắc nhằm giải các bài toán Việt Nam và thế giới.

Hoạt động bên lề Diễn đàn là triển lãm trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm trực tiếp về các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam, thể hiện năng lực của các doanh nghiệp công nghệ số phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Hỗ trợ công nghệ số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    Hải Dương: Hỗ trợ công nghệ số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

    00:30, 04/12/2023

  • MobiFone phát triển công nghệ số “Nâng tầm cuộc sống”

    MobiFone phát triển công nghệ số “Nâng tầm cuộc sống”

    10:35, 15/11/2023

  • MobiFone Smart Office: Điều hành doanh nghiệp thời đại công nghệ số

    MobiFone Smart Office: Điều hành doanh nghiệp thời đại công nghệ số

    15:00, 06/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ai sẽ thúc đẩy chuyển đổi số cho các ngành hiệu quả?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO