Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã đưa ra đề xuất như vậy tại phiên thảo luận sáng 29/10.
Sáng 29/10, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Ở cương vị vừa là tư lệnh ngành, vừa là đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Bộ, ngành chịu trách nhiệm công tác quản lý, cơ chế, chính sách pháp luật và các khâu tổ chức thực hiện, song thực tế các công việc này phân cấp nhiều cho địa phương.
Bởi vậy mới có thực tế có câu hỏi Bộ trưởng không nắm được, bị nhân dân phê bình. Đúng ra, câu hỏi thuộc thẩm quyền đó đã phân cấp cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm
11:21, 29/10/2019
11:00, 29/10/2019
00:16, 29/10/2019
16:27, 28/10/2019
Nhìn nhận tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá chưa có sự đổi mới. Điển hình, Bộ trưởng là đại biểu Quốc hội, sau này Chủ tịch tỉnh cũng là đại biểu Quốc hội khiến khâu chỉ đạo, điều hành rất khó khăn.
“Đã đến lúc xem xét lại việc các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh có nên ứng cử đại biểu Quốc hội hay không” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra đề xuất.
Theo ông Hà: “Quốc hội có quyền yêu cầu Bộ trưởng, Chủ tịch có những phiên chất vấn, giải trình để có những phiên chất vấn bất cứ lúc nào chứ không phải chỉ chờ đến kỳ họp Quốc hội”.
“Nếu thực hiện được thì việc này là bước thay đổi lớn trong hoạt động của chúng ta. Tôi đồng tình không chỉ 35% mà có thể có 50-60% đại biểu chuyên trách để Quốc hội có vai trò khác đi”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Liên quan đến vấn đề sửa luật, theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, Quốc hội không thấy vấn đề bức xúc để cùng nhau xây dựng mà cứ để cơ quan hành pháp xây dựng, bảo vệ, và có nhiều ý kiến đòi trách nhiệm đến cùng.
Vì vậy, cần có những bộ luật do các cơ quan chuyên trách của Quốc hội xây dựng.
“Quốc hội một năm họp hai lần nhưng thực tiễn không chờ Quốc hội họp. Có bộ luật vừa ban hành xong đã phải dừng. Nói đúng luật ban hành phải thực thi nhưng thực tế không mong muốn nó xảy ra. Xem xét có cách tháo gỡ. Có luật ba năm mới gỡ được. Như luật Quy hoạch mất gần một năm mới tháo gỡ. Vô hình làm chính sách để phát triển nhưng thực tế lại kìm hãm. Luật không đứng ngoài cuộc sống và không thể kìm hãm” – ông nói.
Theo đó, ông đề nghị Quốc hội nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết ngay trong một số vấn đề để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát sinh hàng ngày của thực tiễn.
“Cơ chế để Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết có thể lấy ý kiến từ 63 Đoàn ĐBQH, nếu đủ trên 50% thì cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết”. – Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa đề xuất.